MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình tượng rồng tại đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Hà Anh Chiến

Hình tượng rồng trên di sản 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hoà - Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN LDO | 10/02/2024 10:00

Đồng Nai - Hình tượng con rồng trên các đình, chùa, đền thờ nằm dọc sông Đồng Nai được thực hiện trên chất liệu gốm Biên Hòa với màu sắc chủ yếu là màu xanh cô-ban, xanh đồng... đã trở thành những giá trị văn hóa tồn tại xuyên suốt cùng với lịch sử hơn 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hòa cho đến nay.

Đình Tân Lân nằm trên đường Nguyễn Văn Trị, thuộc địa phận phường Hòa Bình, TP Biên Hòa trải qua bao thăng trầm của lịch sử tồn tại đến ngày nay với hình tượng rồng được trang trí khá độc đáo trên mái đình.
Phần lớn hình tượng rồng di tích đình Tân Lân được thực hiện trên chất liệu gốm Biên Hòa. Màu sắc chủ yếu được sử dụng là màu xanh cô-ban, xanh đồng.
Trên hệ thống di sản, hình tượng con rồng mang nhiều ý nghĩa, trở thành đề tài trang trí xuất hiện trên hệ thống cột, kèo, bình phong, hoành phi, câu đối, tam bảo, nóc ở các đình, chùa, đền… Nhiều cụm “lưỡng long tranh châu”, “lưỡng long chầu nhật”,... được gắn tại các di tích rất công phu, thể hiện tài năng khéo léo của các nghệ nhân.
Đến nay, hình tượng rồng trên mái đình Tân Lân vẫn gắn liền với đời sống văn hóa của người dân TP Biên Hòa. Rồng cũng được trang trí trên mái của di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với lịch sử hơn 300 năm do người dân dựng lên.
Hình rồng được trang trí ở nhiều vị trí gồm cả hai bên cánh của mái đền thờ.
Hình rồng được trang trí công phu, tỉ mỉ bằng chất liệu gốm Biên Hòa.
Sáu cột phía trước đền thờ cũng được trang trí hình rồng thể hiện tài năng của các nghệ nhân ở Biên Hoà. Hình rồng luôn là hình tượng cao đẹp, biểu trưng cho nguồn gốc, sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc...
Hình rồng cũng được trang trí trên mái chùa Ông ở phường Hiệp Hoà, TP Biên Hoà.
Biểu tượng con rồng được sử dụng trang trí tại di tích Đài Kỷ niệm Biên Hòa.
Hình tượng rồng trên các đình, chùa, miếu mạo… gắn bó, hòa hợp, được thể hiện đa dạng trong nghệ thuật tạo hình và trở thành một bộ phận tạo nên niềm tin, ước mơ, khát vọng của người dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung trong thời hội nhập.
Tại hệ thống các di tích như: đình Tân Lân, chùa Ông, Nhà hội Bình Trước, Đài Kỷ niệm (còn gọi là Đài Chiến sĩ nằm ở phường Trung Dũng, TP Biên Hòa)…, hình tượng rồng được trang trí khá độc đáo.
Để phát huy giá trị của hệ thống di sản hơn 325 năm Biên Hòa - Đồng Nai, nhiều di tích trên địa bàn tỉnh đã và đang được ngành Văn hoá - Thể thao - Du lịch đẩy mạnh trùng tu, tôn tạo bài bản, khoa học, đúng với bản vẽ ban đầu. Đối với các công trình trùng tu, tôn tạo có hình tượng rồng, các nghệ nhân chú trọng bảo tồn nguyên vẹn rồng trên di tích, nhất là các hình tượng rồng được thực hiện trên chất liệu gốm Biên Hòa, qua đó “đánh thức” vẻ đẹp của rồng trong đời sống hôm nay.
Tại Đồng Nai, các di tích như đình, chùa, đền thờ nằm dọc sông Đồng Nai gắn liền với văn hoá của người dân TP Biên Hoà.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn