MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hội đua ngựa đầu năm khiến khách tham quan cười nghiêng ngả

Hoài Luân LDO | 30/01/2023 13:42

Vào mùng 9 Tết cổ truyền hằng năm, Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng được tổ chức, nhằm gìn giữ nét văn hóa đặc trưng đậm chất vùng miền của tỉnh Phú Yên. Lễ hội đua ngựa năm nay đã khiến nhiều người dân trong và ngoài tỉnh có mặt cổ vũ cười nghiêng ngã trước những tình huống dở khóc dở cười của các kỵ sĩ.

Ngày 30.1 (mùng 9 Tết  Nguyên đán Quý Mão 2023), tại xã Xuân An, huyện Tuy An, Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng được tổ chức. Lễ hội thu hút hàng nghìn người đến xem và cổ vũ. Ảnh: Hoài Luân 
Gò Thị Thùng là một Di tích lịch sử cấp Quốc gia nằm cách trung tâm TP. Tuy Hòa về phía Tây Bắc khoảng 40km. Nơi đây nổi tiếng với địa hình bằng phẳng và thường xuyên tổ chức các cuộc đua ngựa. Ảnh: Hoài Luân
Hàng nghìn khán giả khăn áo đến từ rất sớm để cổ vũ dù thời tiết đang rất lạnh. Ảnh: Hoài Luân 
Các kỵ sĩ chuẩn bị đồ bảo hộ để mang ngựa ra đường đua. Ảnh: Hoài Luân
Kỵ sĩ số 28 phải nằm trên lưng ngựa để về đích sau cú ngã sõng soài trong 3 vòng của đường đua. Ảnh: Hoài Luân 
Đã 3 năm nay, Hội đua ngựa Gò Thì Thùng không được tổ chức do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Năm nay, người dân được một hôm cười thỏa thích trong dịp đầu năm mới. Ảnh: Hoài Luân
 Ông Huỳnh Văn Khoa - Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết: Hội đua ngựa Gò Thì Thùng là hoạt động văn hóa đặc sắc có một không hai, không chỉ riêng ở tỉnh Phú Yên mà của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Năm nay có 32 kỵ sĩ tham gia và số lượng bà con tập trung đông xem cũng đông hơn mọi năm, tạo nên một không khí phấn khởi trong năm mới. Ảnh: Hoài Luân
 Bạch mã công chúa dẫn đầu vòng đầu tiên trong lượt đua thứ 6 khiến khán giả cực kỳ phấn khích. Ảnh: Hoài Luân 
 Nhiều tình huống khiến lãnh đạo tỉnh Phú Yên phải bật cười vì ngựa đua về đích sớm nhất nhưng lại không có kỵ sĩ trên lưng. Ảnh: Hoài Luân
Kỵ sĩ số 28 ông cổ ngựa cố trụ để về đích khiến ai nấy đều bật cười. Ảnh: Hoài Luân 
Nhiều kỵ sĩ phải nhờ đến các nhân viên chăm sóc y tế sau cú ngã từ trên lưng ngựa. Ảnh: Hoài Luân 
 Nhiều thanh niên, trai trẻ chọn leo lên các cây cao để có góc nhìn tổng thể các trận đua. Ảnh: Hoài Luân 
 Khuôn viên dành cho các chú ngựa đua. Ảnh: Hoài Luân
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên trao giải cho cho các đội về đích trong trận đua chung kết. Cụ thể: Kỵ sĩ Lê Thành Trung, ngựa số 23 về nhất (xã An Hiệp); Kỵ sĩ Lê Văn Thu, ngựa số 28 về nhì (xã An Hiệp); kỵ sĩ Thái Văn Phát (xã An Thọ) xếp thứ 3 với ngựa số 4. Ảnh: Hoài Luân
Bây giờ, ngang qua vùng Tuy An, vẫn vang lời mẹ ru: “Chiều chiều mượn ngựa ông Đô/ Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về/ Cô về chẳng lẽ về không/ Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau/ Ngựa ô đi tới Quán Cau/ Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau Gò Điều”. Ảnh: Hoài Luân 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn