MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những người biểu tình "áo gile vàng" phóng hỏa xe cộ, đập vỡ cửa sổ, cướp bóc cửa hàng và xịt sơn lên Khải Hoàn Môn.

Khải Hoàn Môn hoang tàn sau vụ bạo loạn nghiêm trọng

Hà Phương LDO | 03/12/2018 14:07

Khải Hoàn Môn (Paris, Pháp) tan hoang sau vụ bạo loạn bắt đầu từ hôm 17.11. Đây là vụ bạo loạn nghiêm trọng nhất trong một thập niên qua của người biểu tình "áo gile vàng". 

Những người biểu tình “áo gile vàng” (áo khoác vàng) phóng hỏa xe cộ, đập vỡ cửa sổ, cướp bóc cửa hàng và xịt sơn lên Khải Hoàn Môn. Ảnh: AP.
Cuộc bạo động chống lại quyết định tăng giá xăng và chi phí sống đắt đỏ bắt đầu nổ ra hôm 17.11. Những người biểu tình nhắm vào Khải Hoàn Môn, một trong những công trình được tôn kính nhất của Pháp. Họ biến Khải Hoàn Môn thành “chứng nhân” lịch sử. Ảnh: REUTERS.
Một khẩu hiệu khác của nhóm “áo khoác vàng” được sơn lên trên tường Khải Hoàn Môn với nội dung “Áo khoác vàng sẽ giành chiến thắng“. Phong trào “áo khoác vàng” là phong trào biểu tình tự lập, được cho là không liên quan tới các đảng phái chính trị và là phản ứng dữ dội của người Pháp chống lại chính sách của ông Macron. Ảnh: REUTERS.
Đây là cuối tuần thứ ba liên tiếp mà các vụ đụng độ nổ ra ở Paris với những người mặc áo gile màu vàng huỳnh quang của một phong trào phản đối mới. Ảnh: REUTERS.
Tại Paris, cảnh sát đã bắt hơn 400 người. 133 người bị thương, trong đó có 23 thành viên lực lượng an ninh. Người phát ngôn Griveaux thúc giục phong trào “áo khoác vàng” tách khỏi các nhóm cực đoan đã xúi giục bạo lực để có thể ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, “chúng tôi sẽ không thay đổi định hướng. Đây là hướng đi đúng đắn. Chúng tôi chắc chắn về điều này“, ông nói về các chính sách của tổng thống. Ảnh: REUTERS.
Đây là vụ bạo động đô thị nghiêm trọng nhất ở Pháp kể từ năm 2005. Ảnh: REUTERS.
Ngày 2.12, Tổng thống Macron tới Khải Hoàn Môn, sau khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina. Lên án bạo lực, ông nói rằng: “Không một lý do nào có thể biện hộ cho việc các cửa hàng bị cướp bóc, người qua đường hay các nhà báo bị đe dọa, còn Khải Hoàn Môn thì bị phá hoại“. Ảnh: REUTERS.
Tổng thống Macron cũng đã cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong buổi gặp với các quan chức an ninh ngày 2.12. Trong ảnh, tổng thống Pháp nói chuyện với cảnh sát và lực lượng cứu hỏa tại một đại lộ gần Champs Elysees. Trong lúc một số người hoan nghênh hành động của ông, nhiều người khác vẫn hô khẩu hiệu “Macron, từ chức!“. Ảnh: AFP/Getty.
Khải Hoàn Môn chỉ là một trong hàng trăm công trình bị tấn công, tượng Marianne, một biểu tượng khác của nước Pháp, bị người biểu tình đập vỡ. Bức tượng nằm trong Khải Hoàn Môn, công trình được xây dựng từ thế kỷ 19. Ảnh: AP.
Người biểu tình lập ra các lô cốt, hàng rào thủ công bằng bàn ghế gỗ và phế liệu, đốt lửa thiêu rụi nhiều phương tiện giao thông, ném đá vào đội hình cảnh sát chống bạo động, cướp phá nhiều cửa hàng địa phương. Ảnh: REUTERS.
Trong khi đó, tổng thống khẳng định việc tăng giá xăng dầu là điều cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo người phát ngôn chính phủ Benjamin Griveaux, ông Macron sẵn sàng đối thoại, tuy nhiên sẽ không rút lại việc cải cách chính sách. Trong hình ghi lại hình ảnh chiếc xe ôtô bị ngọn lửa thiêu rụi. Ảnh: REUTERS.
Xe ôtô bị đốt cháy, phá hủy, nằm ngổn ngang trên phố. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, nói những hành động phá hoại và tấn công cảnh sát là “đáng hổ thẹn và đau lòng”. Ảnh: REUTERS.
Hình ảnh Khải Hoàn Môn, vốn là địa danh lịch sử thu hút khách du lịch, giờ liên tục xuất hiện trên báo và trở thành một trong những tâm điểm biểu tình và bạo lực. Ảnh: AFP.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn