MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Khám phá bảo tàng văn học ít người biết đến giữa lòng Hà Nội

Kim Sơn LDO | 13/03/2023 15:16

Là một trong số ít các bảo tàng về văn học trong khu vực, cũng như thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục về nền văn học của dân tộc – Bảo tàng Văn học Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho giới yêu văn chương Việt Nam.

Bảo tàng Văn học Việt Nam được xây dựng tại địa chỉ 275 Âu Cơ, phường Quảng An (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) với diện tích hơn 2.000m2. Mảnh đất này vào những năm 60-70 của thế kỷ trước là Trường Viết văn Quảng Bá của Hội Nhà văn Việt Nam. Nơi đây đã lưu lại nhiều kỉ niệm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.
Bảo tàng Văn học Việt Nam được thành lập ngày 8.11.2011 theo Quyết định số 1987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình sưu tầm và trưng bày đến ngày 26.6.2015, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Bảo tàng gồm 2 phần trưng bày chính, gồm trưng bày ngoài trời và trong nhà, lưu giữ rất nhiều tư liệu hiện vật về các nhà văn nổi tiếng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam.
Tại tầng 1 – Phòng tiết khánh đồng thời là nơi trưng bày giới thiệu về “Văn học Việt Nam thời kỳ cổ trung đại”, thể hiện không gian sắp đặt nhân vật đại thi hào Nguyễn Du.
Chiếc bàn gỗ mà tác giả của Truyện Kiều đã sử dụng trong thời gian 10 năm sống ở quê vợ (Thái Bình) cuối thế kỷ 18.
Tại tầng 1, bảo tàng còn giới thiệu không gian tái hiện việc học hành, cảnh lều chõng đi thi của các sĩ tử thế kỷ 19.
Tầng 3, nơi tôn vinh “Các nhà văn giải thưởng Nhà nước", “Các kỳ đại hội Hội Nhà văn Việt Nam” với đông đảo các tên tuổi lớn của nền văn chương nước nhà thời kỳ hiện đại.
Chiếc xe đạp, mà các tác giả dùng để đi thực tế, đặt cạnh không gian trưng bày hiện vật của nhà thơ Tú Mỡ.
Không gian tái hiện cảnh chị Dậu, Chí Phèo – Thị Nở cạnh khu trưng bày tư liệu nhà văn Ngô Tất Tố và Nam Cao.
Tại tầng 3, nhiều không gian tái hiện các tên tuổi đều được đúc khuôn mặt chân dung bằng đồng.
Tư liệu, hiện vật, ảnh chân dung nhà thơ Hữu Loan – tác giả của bài Màu tím hoa sim nổi tiếng.
Một “góc” của cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo – tác giả Giã từ dương gian năm 2019.
Khu vực trưng bày các nhà văn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Một “góc” của Phạm Tiến Duật – nhà thơ của núi rừng Trường Sơn.
Không gian trưng bày tư liệu, chân dung, bút tích của nhà thơ Nguyễn Duy.
Những bút tích của các nhà thơ, nhà văn là tư liệu quý giá cho giới yêu văn chương tham quan, tìm hiểu.

Trao đổi với Lao Động, đại diện Ban quản lý Bảo tàng Văn học Việt Nam cho hay, mặc dù đã đi vào hoạt động gần 8 năm, nhưng lượt khách lui tới vẫn khá khiêm tốn. “Hiện nay, chúng tôi đang đẩy mạnh hoạt động quảng bá; kết nối, mở các tour du lịch Văn học cho nhiều nhóm đối tượng để nhiều người biết đến Bảo tàng ngày càng đông hơn”, vị đại diện thông tin.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn