MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Khám phá "rau sợ bẩn" bên hệ thống giếng cổ ngàn năm

PHÚC ĐẠT LDO | 13/01/2021 07:30

Gio An là một xã miền Tây huyện Gio Linh (Quảng Trị), nơi đây được nhiều người biết đến bởi có hệ thống giếng cổ hàng ngàn năm tuổi. Nhờ có nguồn nước ngầm mát lành từ giếng cổ mà người dân xã Gio An đã trồng được loại rau liệt đặc sản nức tiếng khắp trong huyện, ngoài tỉnh về độ sạch.

Gio An là một xã miền Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị), nơi đây được nhiều người biết đến bởi có hệ thống giếng cổ hàng ngàn năm tuổi. Ảnh: P Đạt.
Nhờ có nguồn nước ngầm mát lành từ giếng cổ mà người dân xã Gio An đã trồng được loại rau liệt đặc sản nức tiếng khắp trong huyện, ngoài tỉnh về độ sạch. Ảnh: P Đạt.
Rau liệt (còn có tên phổ thông là rau xà lách xoong) chỉ bám nhẹ trên đá, chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ nguồn nước chảy tự nhiên, không chịu sống chung với bùn đất hay nước bẩn. Ảnh: P Đạt.
Loại rau “sợ bẩn” này không cần phân bón, không dùng thuốc trừ sâu và cũng không tốn công chăm sóc. Mùa rau liệt thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và tùy vào thời tiết kết thúc vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Ảnh: P. Đạt.
Từ nguồn nguyên liệu rau liệt đặc sản, người Gio An đã khéo léo chế biến thành những món ăn khoái khẩu mà nhất định bạn nên thử một lần trong đời, trong đó có những món “bao ngon” như: Rau liệt xào thịt bò, rau liệt trộn trứng, rau liệt kẹp bánh lọc… Trong đó, món xà lách xoong trộn bò trứng được nhiều thực khách yêu thích khi đi ăn ở các nhà hàng, quán ăn. Ảnh: P. Đạt.
Lí giải về tên là rau liệt, nhiều người cho rằng, cuối mùa thu hoạch, bà con thường cắt tiệt đến tận gốc, vì vậy mới có tên là rau liệt. Ảnh: P. Đạt.
Theo ông Lê Phước Hiếu - Phó Chủ tịch UBND xã Gio An, hiện nay trên toàn xã có khoảng từ 7 - 10 hecta đất canh tác loại rau này. Để đảm bảo được uy tín cho người nông dân và lợi ích của người tiêu dùng, hiện tại ở thôn Hảo Sơn, Gia Bình, An Nha – là những vựa rau lớn nhất của xã đã thành lập nên hợp tác xã rau sạch - nông dân nói không với phân bón, thuốc trừ sâu. Ảnh: P. Đạt.
Chính vì cách làm thuận theo lối tự nhiên, thời tiết và nói không với các chất hóa học mà loại rau này luôn giữ được hương vị nồng, cay và xanh tươi một cách tự nhiên, luôn là sản phẩm tin dùng của du khách và người tiêu dùng khắp mọi nơi. Ảnh: P. Đạt.
Khi thu hoạch, người nông dân cắt rau và dùng sợi lạt (sợi lạt được chẻ từ thân cây các loại tre) để bó rau thành từng bó. Ảnh: P. Đạt.
Sau đó người thu mua chất vào đôi quang gánh. Ảnh: P. Đạt.
Chất rau lên xe “chuyên dụng” ở điểm tập kết rau. Ảnh: P. Đạt.
Từ đó, rau được tỏa đi các hướng, đem đến các chợ để phân phối cho người tiêu dùng ở khắp mọi miền. Ảnh: P. Đạt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn