MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lạ lùng chuyện 9X bỏ phố lên rừng học nhuộm vải kiểu tự nhiên

CUNG HUYỀN - HOÀI ANH LDO | 21/04/2019 14:14

Tại Việt Nam, hiện chỉ còn một số ít các dân tộc vùng cao lưu giữ được phương pháp dệt may và nhuộm vải tự nhiên. Nhiều bạn trẻ đã tìm đến đây để học hỏi cách làm thân thiện với môi trường. 

Dệt vải và nhuộm vải theo phương pháp của người dân tộc vùng cao hoàn toàn sử dụng các chất liệu, nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Các màu sắc phổ biến như xanh tràm, nâu đất, vàng, đỏ,...
Chất liệu tự nhiên này có ưu điểm thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe người sử dụng, hạn chế rác thải khó phân hủy ra môi trường. Điều này đã hấp dẫn các bạn trẻ tìm hiểu và học hỏi phương pháp. 
Bùi Bảo Trang sinh năm 1993 từng có quãng thời gian dài hơn 1 tháng sống cùng đồng bào Mông ở Sapa để tìm hiểu về cách dệt vải và nhuộm vải. Chia sẻ về những khó khăn khi bắt đầu công việc, Trang cho biết: “Người Mông dệt vải và nhuộm vải theo kinh nghiệm  truyền thống, do đó công thức không có tính định lượng, việc rào cản về ngôn ngữ cũng khiến việc học trở nên khó khăn hơn". 
Tiết lộ về quá trình thực hiện Trang cho biết: "Quá trình loại bỏ hồ giữa vải dệt công nghiệp và dệt thủ công truyền thống có sự khác biệt rõ ràng. Ở vải công nghiệp, phải vò vải kỹ một lượt cho ngấm nước rồi đem ngâm ngập vải trong nước từ 3-5 ngày, khi đổ nước ngâm ra còn sợ có hóa chất độc hại gì ngấm vào đất.Trong khi đó vải thủ công chỉ cần đem luộc”.
Hai loại cây lá được ưa dùng trong nhuộm màu truyền thống và khá bền màu là Củ nâu và Cây chàm. Nhuộm chàm truyền thống sử dụng kỹ thuật nhuộm lạnh, nhuộm củ nâu thì dùng phương pháp nhuộm nóng.
Để cảm nhận sự thay đổi tự nhiên, Trang dùng tay tiếp xúc trực tiếp với vải. Do chất liệu tự nhiên nên Trang không hề lo lắng về việc ảnh hưởng đến sức khỏe như nhuộm vải công nghiệp.
Qúa trình nhuộm vải tự nhiên trải qua nhiều công đoạn và tương đối mất sức. Để không bị phụ thuộc nguyên liệu nhuộm của đồng bào vùng cao, bạn trẻ Bùi Bảo Trang cho biết đang tự trồng các loại nguyên liệu thực vật tại Lạng Sơn.
Một số sản phẩm dệt may và nhuộm tự nhiên của Trang cùng nhóm bạn đang dần được nhiều người đón nhận.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn