MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làng nghề gốm Gia Thủy nằm trên địa phận xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, có tuổi đời hơn 50 năm và được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2007. Ảnh: Diệu Anh

Làng gốm hơn 50 năm tuổi ở Ninh Bình đỏ lửa phục vụ thị trường Tết

DIỆU ANH LDO | 11/12/2022 16:15

Ninh Bình - Làng nghề gốm Gia Thủy nằm trên địa phận xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, có tuổi đời hơn 50 năm. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay gốm Gia Thủy vẫn đứng vững và ngày càng phát triển mạnh trên thị trường. 

Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay gốm Gia Thủy vẫn đứng vững và ngày càng phát triển mạnh trên thị trường. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Ảnh: Diệu Anh
Để làm ra được một sản phẩm gốm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu lọc đất cho đến khi sản phẩm ra lò. Ảnh: Diệu Anh
Gắn bó với nghề gốm ở đây gần 40 năm qua và được công nhận nghệ nhân từ năm 2014, anh Đình Quang Hà chia sẻ, mỗi sản phẩm gốm thủ công là câu chuyện, tâm tư, tình cảm của người thợ gốm gửi vào trong đó, nên thường có nét riêng tạo nên đặc trưng sản phẩm. Ảnh: Diệu Anh
Cũng theo nghệ nhân Hà, trước kia, thời kỳ đầu làm gốm, thường chỉ là những sản phẩm trơn như chum, vại, vò, nồi, niêu, ngói gốm... Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của thị trường trang trí sản phẩm mang tính nghệ thuật, mỗi nghệ nhân gốm dần trở thành họa sĩ, tạo ra hình họa hoa văn trên các sản phẩm như tranh tứ quý, hoa sen, phong cảnh làng quê... Ảnh: Diệu Anh
"Để tạo được sản phẩm sau nung đúng như hình họa, nghệ nhân đã tạo hình trang trí, thì cần nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm nghề“ - anh Hà chia sẻ. Ảnh: Diệu Anh
Thời điểm cuối năm, các cơ sở sản xuất gốm tại Gia Thủy đều nhộn nhịp cảnh sản xuất. Người thợ gốm làm việc từ sáng đến tối, lúc nào cũng tất bật. Các công đoạn làm gốm được thực hiện theo một dây truyền liên hoàn, mỗi người một công đoạn khác nhau. Ảnh: Diệu Anh
Ông Trịnh Văn Dũng, Chủ nhiệm HTX cổ phần gốm Gia Thủy cho biết: Hợp tác xã cổ phần gốm Gia Thủy hiện có 60 lao động, trong đó có 8 nghệ nhân. Với mức thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm gốm Gia Thủy có nét đặc trưng riêng có, được tạo ra từ chất đất pha trộn 3 màu khác nhau gồm xanh, màu nâu, màu vàng. Ảnh: Diệu Anh
“Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sản phẩm gốm tăng cao, nên nghề gốm nhộn nhịp quanh năm, sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đấy, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, để có đủ lượng hàng phục vụ Tết, HTX đã chuẩn bị từ đầu tháng 12 dương lịch hàng năm" - ông Dũng nói. Ảnh: Diệu Anh
Sản phẩm gốm Gia Thủy sau khi ra lò có độ bóng, đẹp, chất gốm bền. Hiện gốm Gia Thủy đã có mắt ở nhiều nơi trong cả nước và được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Diệu Anh
Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, làng nghề gốm Gia Thủy lại tấp nập, nhộn nhịp sản xuất để kịp cho ra những sản phẩm mới phục vụ thị trường Tết. Ảnh: Diệu Anh

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn