MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nghệ nhân hơn 100 tuổi người Mông ở Lùng Tám vẽ sáp ong trên vải lanh.

Làng người Mông dệt lanh, vẽ sáp ong trên thổ cẩm nổi tiếng Tây Bắc

Nguyễn Tùng LDO | 12/03/2024 08:27

Hà Giang - Những người mông ở làng Lùng Tám (Quản Bạ) bao đời nay vẫn giữ được truyền thống trồng lanh, dệt vải và kỹ thuật vẽ sáp ong độc đáo trên thổ cẩm.

Hợp tác xã dệt lanh Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ, cách trung tâm TP Hà Giang khoảng 50 km. Được ra đời từ năm 2001, đây hiện là HTX dệt lanh, thổ cẩm nổi tiếng không chỉ ở Hà Giang mà của cả vùng Tây Bắc, một địa điểm được khách nước ngoài thường ghé thăm.
Đây cũng không gian bảo tồn và phát triển nét văn hóa độc đáo về thổ cẩm của người Mông ở Hà Giang.
Quy trình để dệt ra những tấm vải thổ cẩm tại đây đều là thủ công với đôi bàn tay của những phụ nữ Mông có hàng chục năm kinh nghiệm.
Vỏ cây lanh sau khi được khai thác sẽ trải qua nhiều công đoạn từ tách vỏ, ngâm ủ, làm mềm...mới có thể đưa lên khung dệt.
Những cuộn lanh chờ được dệt thành vải.
Một trong những yếu tố làm nên sự độc đáo của thổ cẩm Lùng Tám đó là kỹ thuật vẽ sáp ong được thực hiện bởi những người phụ nữ Mông.
Những hoa văn họa tiết được vẽ bằng sáp ong trên tấm vải lanh phản ánh đời sống, văn hóa tâm linh sâu sắc của người Mông trên vùng cao nguyên đá.
Ở Lùng Tám có nghệ nhân vẽ sáp ong đã trên 105 tuổi, những tấm vải thổ cẩm được đưa ra thế giới thường sẽ có chữ ký của những nghệ nhân cao tuổi.
Từ những năm 2010, thổ cẩm Lùng Tám đã vượt ra khỏi Hà Giang đi tới các nước Châu Âu như Thụy Điển, Pháp, Italia và được sự yêu thích đặc biệt của khách Tây.
Bà Vàng Thị Mai - Giám đốc HTX Lùng Tám cho biết, hiện nay HTX có khoảng gần 30 phụ nữ làm việc thường xuyên với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra vẫn có hàng chục phụ nữ nhận việc làm thêm tại nhà để có thêm thu nhập. Sản phẩm đa dạng từ quần áo tới đồ lưu niệm.
“Khách nước ngoài yêu thích sản phẩm dệt thổ cẩm của người Mông bởi được biết chúng được làm hoàn toàn từ các vật liệu tự nhiên. Để làm được điều đó chúng tôi hiện đang dùng những vật liệu, kỹ thuật truyền thống và hoàn toàn thủ công để tại ra những sản phẩm thổ cẩm“, bà Mai chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn