MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Làng Triều Khúc chật kín người đến xem trai làng giả gái đánh bồng

trang phú LDO | 24/02/2018 18:53

Trong lễ hội Triều Khúc, cùng với nghi lễ rước kiệu, sắc phong, múa sênh tiền, hàng nghìn du khách còn được chiêm ngưỡng màn giả gái múa "con đĩ đánh bồng" của trai tráng trong làng.

Lễ hội làng Triều Khúc được tổ chức hàng năm (từ 9-12 tháng Giêng Âm lịch) nhằm tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
Trong lễ hội Triều Khúc, cùng với nghi lễ rước kiệu, sắc phong, múa sênh tiền, hàng nghìn du khách được chiêm ngưỡng màn giả gái múa “con đĩ đánh bồng” của trai tráng trong làng.
Những chàng trai mặt hoa da phấn, đôi mắt lúng liếng khiến người xem thích thú, ngạc nhiên, không thể rời mắt.
Những chàng trai múa đánh Bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng với nhiều tiêu chí khắt khe như: phải  là con trai gốc của làng Triều Khúc, gia đình có truyền thống tế lễ, mặt mũi khôi ngô, học hành giỏi giang, biểu diễn uyển chuyển, nhất là đôi mắt khi diễn phải nhìn đong đưa, trìu mến với bạn diễn cùng.
Các chàng trai tham gia biểu diễn có thể đang học tập và làm việc tại nhiều nơi nhưng họ vẫn sẵn sàng trở về làng mỗi dịp lễ hội để tham gia trình diễn “con đĩ đánh bồng". Đối với họ, đó là niềm may mắn, tự hào.
Điệu múa bồng có ở nhiều nơi, nhưng đến nay, chỉ duy nhất ở Triều Khúc, điệu múa này mới giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
Người dân địa phương luôn yêu thích và hào hứng tán thưởng màn trình diễn của các chàng trai giả gái. Họ đứng đợi nhiều giờ đẻ nhìn ngắm, chụp ảnh.
Dù lễ hội chính thức bắt đầu sau 1 giờ chiều nhưng từ sớm, các nam thanh niên đã có mặt để trang điểm, chuẩn bị trang phục. Nhiều chàng trai được “biến hóa” - trở nên yểu điệu, dịu dàng y hệt chị em phụ nữ.

Đối với người dân nơi đây, điệu múa dân gian “con đĩ đánh bồng” là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý. Địa phương và người dân cùng nhau lưu giữ và phát triển.
Lễ hội diễn ra từ hôm nay (9 tháng Giêng) đến 12 tháng Giêng).
 


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn