MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Năm 2023, Đền Hùng thu 26 tỉ đồng tiền công đức. Ảnh Đền Hùng: Tô Công.

Loạt di tích góp phần tạo nguồn công đức gần 120 tỉ đồng cho Phú Thọ

Bài và Ảnh: Tô Công LDO | 01/07/2024 15:37

Phú Thọ nằm trong số 9 tỉnh, thành phố có số tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử, văn hóa thu được từ 100 đến 200 tỉ đồng, không chỉ riêng Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh này còn rất nhiều di tích khác cùng đóng góp làm nên con số ấn tượng trên.

Vừa qua, Bộ Tài chính có công văn 174/BC-BTC gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023. Ảnh minh họa: LĐO.
Theo đó, với số tiền thực thu là 119 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo), Phú Thọ nằm trong số 9 tỉnh, thành phố có số tiền công đức thu được từ 100 đến 200 tỉ đồng. Ảnh chụp Đền Hùng: Tô Công.
Với Khu di tích lịch sử Đền Hùng - địa danh nổi tiếng nhất Phú Thọ, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến thực hành tín ngưỡng, số thu năm 2023 là 26 tỉ đồng, chưa bằng 1/4 tổng số thu trên toàn tỉnh (119 tỉ đồng). Ảnh chụp Đền Hùng: Tô Công.
Điều đó cho thấy, ngoài Đền Hùng, tại Đất Tổ Phú Thọ còn rất nhiều di tích lịch sử văn hóa khác thu hút được đông đảo người dân, du khách đến thăm quan, hành hương và công đức mỗi năm. Ảnh chụp Đền Hùng: Tô Công.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có tới 967 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt (Đền Hùng), 73 di tích Quốc gia, 239 di tích cấp tỉnh... Ảnh chụp đình Hùng Lô: UBND tỉnh Phú Thọ.
Báo cáo của của Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ sau khi tiến hành rà soát, thống kê đầy đủ số thu chi tiền công đức tại các di tích lịch sử văn hóa trên toàn tỉnh cho thấy, Đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa) là di tích có số thu chỉ xếp sau Đền Hùng, với tổng số tiền thu năm 2023 là hơn 9,2 tỉ đồng. Ảnh chụp Đền Mẫu Âu Cơ: Tô Công.
Đền Mẫu Âu Cơ thờ Mẫu Âu Cơ tọa lạc tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (giáp địa phận tỉnh Yên Bái), đây là di tích lịch sử văn hóa đã tồn tại hơn 5 thế kỷ (từ thế kỷ XV), được Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1991. Ảnh chụp Đền Mẫu Âu Cơ: Tô Công.
Đền Mẫu Âu Cơ là là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, là nơi thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - tín ngưỡng được ra đời và tồn tại trên vùng Đất Tổ, gắn liền và phản ánh sinh động huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ và bọc trăm trứng thể hiện niềm tin của người dân nước Việt vào cội nguồn linh thiêng, cao quý của dân tộc. Ảnh chụp Đền Mẫu Âu Cơ: Tô Công.
Hiện, các tuyến đường dẫn đến Đền Mẫu Âu Cơ đều rất thuận tiện, người dân và du khách có thể dễ dàng đến đây theo tuyến Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xuống từ Nút giao IC11, IC12); Quốc lộ 32C (ven sông Hồng); đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái (vừa được đưa vào sử dụng)... Ảnh chụp đường liên vùng: Tô Công.
Chiều 1.7, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Ngô Anh Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ - chia sẻ, theo thống kê, năm 2023, Đền Mẫu Âu Cơ đón khoảng 2 vạn lượt khách đến hành hương; tính từ đầu năm 2024 đến nay, tại đây cũng đã đón khoảng 1,5 vạn lượt khách. Ảnh chụp Đền Mẫu Âu Cơ: Tô Công.
Cùng với Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ, hàng trăm di tích lịch sử văn hóa đã đóng góp vào mức thu tiền công đức chung của toàn tỉnh, tiêu biểu có thể kể đến như: Đền Lăng Sương (huyện Thanh Thủy), Đình Hùng Lô (thành phố Việt Trì), Đền Chu Hưng (huyện Hạ Hòa), Đền Du Yến (huyện Thanh Ba)... Ảnh chụp đền Lăng Sương: UBND huyện Thanh Thủy.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn