MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Một ngày cùng người dân Sóc Trăng thu hoạch thân cây khoai mì

Vi Cúc - Nhã Triều LDO | 26/02/2021 14:00

Từ lâu khoai mì (hay còn được gọi là sắn) là giống cây quen thuộc đối với người dân Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Khoai mì là cây lấy củ ngày càng quan trọng cho ngành công nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, ngày nay nhiều bà con nơi đây chuyển sang trồng khoai mì để phát triển kinh tế.

Nếu so về 10 năm về trước, mía được xem là loại cây trồng chủ lực của người dân xứ đảo thì bây giờ đã dần thay thế bằng những loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, khoai mì cũng được xem là tiêu biểu trong số đó.
Theo kinh nghiệm của người dân tại đây, khoai mì được trồng quanh năm. Từ 4 đến 5 tháng cây mì sẽ được thu hoạch và đất sẽ được cải tạo để chuẩn bị cho mùa vụ kế tiếp. Như vậy, người dân sẽ có được nguồn thu nhập ổn định hơn.
Thân cây là bộ phận không thể thiếu để người dân tiến hành xử lý và bắt đầu cho vụ mùa mới. Những phần đầu và đuôi sẽ được chặt bỏ và chỉ lấy đi phần thân. Nếu như phần củ được cho là phần mang lại kinh tế cao thì phần thân cũng được tiêu thụ và góp phần nhỏ cho kinh tế người dân.

Chị Thắm (người dân địa phương ) cho biết: Sau mỗi mùa vụ, thương lái sẽ thu mua cây để cung ứng những nơi tiêu thụ. Với loại cây này cũng hỗ trợ phần nào kinh tế người dân Cù Lao Dung. Đây là loại cây tương đối dễ trồng, điều kiện đất, nước tưới và phân bón phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Cách chặt cây lấy thân cũng khá đơn giản, chỉ cần chặt bỏ phần đầu và phần đuôi, sau đó sắp xếp và buộc lại thành bó. Mỗi bó gồm 50 cây và sau đó vận chuyển đến chỗ thương lái. Nhiều năm gắn với nghề này tôi cũng rất mong muốn đây sẽ là loại cây góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương mình hơn.
Những thân cây sẽ được sắp xếp gọn gàng, buộc lại như thế này và sẽ được vận chuyển đến thương lái thu mua.
"Ở đây người dân trồng loại cây này khá nhiều. Những năm trở lại đây khoai mì góp phần hỗ trợ kinh tế gia đình, vì đây là loại cây ngắn ngày nên công chăm sóc cũng đỡ hơn. Ngoài lấy củ thì thân cây cũng được tiêu thụ. Xe máy chính là phương tiện hữu hiệu nhất để vận chuyển trên con đường đất nhỏ và gồ ghề " - Anh Hà Văn Vũ (người dân địa phương) chia sẻ.
Số cây mì sẽ được tập trung tại một khu vực, lần lượt người dân sẽ khuân vác xuống ghe.
Quá trình vận chuyển nhịp nhàng để không làm ảnh hưởng thân cây, cũng như tránh sự hư hỏng khi đưa đến nơi tiêu thụ.
Tuy cây mì chưa phải là loại cây chủ lực của địa phương nhưng cũng đã góp phần hỗ trợ kinh tế cho người dân miền tây sông nước, đặc biệt là vùng đất cù lao vốn dĩ đã khô cằn này. Mỗi năm họ đều gắn bó với nghề này tuy đôi phần bấp bênh vì không phải vụ mùa nào giá bán cũng được cao và trúng mùa. Cũng như lời tâm sự mà người dân chia sẻ: "Giá cả thì mỗi năm mỗi khác, nhưng chỉ mong sẽ ổn định trong thời gian dài. Hy vọng cây khoai mì sẽ ngày càng phát triển hơn, kinh tế cũng ổn định hơn mang lại niềm phấn khởi cho những vụ mùa".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn