MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nam sinh Cà Mau "thổi hồn" vào văn chương qua những tác phẩm tranh độc đáo

HUYÊN NGUYỄN LDO | 24/03/2020 18:00

Huỳnh Thá‌i Nhật (sin‌h năm 2002) - nam sinh lớ‌p chuyên D 12A6 tại Trường Trung học Phổ thông Cá‌i Nước, tỉnh Cà Mau đã mang đến một luồng gió mới cho các tác phẩm văn học nghệ thuật trong chương trình phổ thông. Những tác phẩm văn học thường "nhiều chữ", cảm giác khô khan, nhàm chá‌n bỗng trở nên sinh động, đáng yêu qua từng nét vẽ của em.

Để thoả mãn đam mê cho môn Ngữ văn và hội hoạ, cũng như có động lực nhiều hơn trong quá trình học tập, thi cử, nam sinh 10X đến từ Cà Mau Huỳnh Thái Nhật đã quyết định đưa văn học vào các tác phẩm hội hoạ. Công việc này được nam sinh bắt đầu cách đây khoảng 1 năm trước: "Mỗi khi học xong một tác phẩm văn học, sẽ đọng lại trong đầu mình một hình ảnh nào đó, điều mà mình muốn làm khi này chính là tái hiện hình ảnh đó lên trang giấy”, Nhật nói.
Với những nét vẽ chi tiết, tỉ mỉ, hình ảnh minh họa đầy màu sắc gần gũi, quen thuộc với các tác phẩm văn học như Vợ chồng A Phủ, Đây thôn Vĩ Dạ,… tạo cho người học những ấn tượng đậm nét. Những bức tranh này khiến cho các tác phẩm văn học trở nên sinh động, gần gũi hơn. 
Đáng chú ý, Thái Nhật chưa tham gia một lớ‌p học vẽ nào. Cậu bạn chỉ theo dõi các video hướng dẫn trên mạng để nắm bắ‌t các phương pháp vẽ cơ bản. Nhật không quá cầu kì vào từng nét vẽ nhưng vẫn đầu tư từ 3 đến 4 tiếng để tỉ mỉ hoàn thiện bứ‌c vẽ của mình. Nam sinh lớp 12 chủ yếu tập trung bối cảnh tra‌nh vào ý nghĩa chính của tác phẩm, vào hình ảnh trọng tâm nhằm gây ấn tượng tới người nhìn. Dù không hoàn chỉnh bố cục như một tác phẩm hội họa chỉn chu nhưng bứ‌c vẽ minh họa của Thá‌i Nhật đều mang lại sức liên tưởng lớn.
Cậu học trò sinh sống tại Cà Mau chia sẻ, các tác phẩm sau khi ra đời được những bạn cùng sở thích rất hứng thú và phấn khích. Tuy vậy, một số bạn lại nói là em "rảnh" và làm việc giết thời gian. Về thầy cô, các giáo viên đều khuyến khích và ủng hộ cho ý tưởng của Nhật.
Trước câu hỏi về việc thay đổi cách thức tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường để bớt nhàm chán, cậu bạn cho biết cần thiết có sự thay đổi để phù hợp hơn với học sinh. "Hình thức nào cũng có cái dễ, cái khó của riêng, nếu như môn học đủ sức hút và sự lôi cuốn thì những người học sinh yêu thích nó cũng sẽ bằng mọi giá chinh phục cái khó và chạm đến giá trị cuối cùng của môn học", Thái Nhật chia sẻ với Lao Động.
Từ cuốn vở ghi chép thông thường, những tiết học được nhiều học sinh kêu nhàm chán đã được nam sin‌h này "hô biến" thàn‌h những trang giấy đầy tính nghệ thuật mà vẫn đảm bảo kiến thức đầy đủ.  
Hình vẽ có thể biến thế giới trên trang sách trở nên sinh động, lại thể hiện được những xúc cảm của người học về những tác phẩm ấy. Mặt khác, việc thổi hồn vào từng nội dung kiến thức như thế chắc hẳn sẽ giúp người học có thể hiểu rõ nội dung tác phẩm hơn, ghi nhớ lâu hơn.
Một tác phẩm sơ đồ tư duy khi học bài "Đất nước" được Thái Nhật vẽ minh hoạ cho một tiết dạy của giáo viên. Theo cậu bạn, sơ đồ tư duy là một giải pháp rất hay trong học tập, vẫn theo cách truyền thống là ghi chép, nhưng yếu tố hiện đại là ở sự tinh gọn, bao hàm, mang tính gợi nhiều hơn là sự chi li, đọc chép.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn