MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Ngắm bộ sưu tập cổ vật hiếm gặp của đồng bào Tây Nguyên xưa

BẢO TRUNG LDO | 30/01/2022 08:00

Đắk Lắk - Bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tiền của, anh Võ Minh Luân (SN 1985, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã có cho mình một bộ sưu tập cổ vật gồm những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên xưa, cực kỳ hiếm.

Bộ xà gạt hình ngọn lửa quý hiếm của người đồng bào Tây Nguyên. Vật dụng này thường chỉ trưởng buôn mới sở hữu. Xà gạt trước đây được người dân sử dụng như công cụ chiến đấu, bảo vệ buôn làng hay dùng để đi đường, dọn dẹp nương rẫy, tạc tượng, tự vệ với thú dữ từ phía sau. Ảnh: Bảo Trung
Một cây giáo được người đồng bào Tây Nguyên sử dụng ở lễ hội đâm trâu, hiến tế cho thần linh nhằm cầu buôn làng được khoẻ mạnh, ấm no, mừng mùa màng bội thu. Cây giáo quý hiếm này được làm từ cây mây nhiều đốt (gần 100 đốt).
Hoa văn trên các vật dụng được chạm trổ tỉ mỉ, qua nắng mưa thời gian vẫn giữ được gần như cơ bản hình thái ban đầu. 
Ngoài ra, bộ sưu tập của anh Luân đang có hàng trăm chiếc ché từ Biên Hòa, Lái Thiêu... Rất nhiều lễ hội của người đồng bào ở Tây Nguyên được khắc, vẽ rất sinh động trên mỗi món đồ gốm. Có thể ví như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, săn bắt thú, đàn T’Rưng, hay lễ hội săn voi... rất có giá trị về mặt thẩm mĩ, lẫn lịch sử.
Hình ảnh cô gái mang chiếc gùi của người đồng bào dân tộc M’Nông đứng bên cạnh những choé rượu cần. Đối với người M’Nông chiếc gùi đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là vật dụng không thể thiếu khi đi lên nương rẫy đựng nông sản khi thu hoạch, chứa cơm ăn hàng ngày...
Chiếc trống da trâu được sử dụng những dịp lễ hội. Hai cây gậy đâm lỗ tra hạt xưa được người dân sử dụng lúc gieo hạt trồng rẫy. Phía trên là khung kéo sợi để làm thổ cẩm của người đồng bào Tây Nguyên.
Những thanh gươm báu cổ thời kỳ Tây Sơn cách đây gần 300 năm. Quá trình giao lưu văn hoá và buôn bán, gươm này được người đồng bào Tây Nguyên sử dụng vào việc chiến đấu, bảo vệ buôn làng khỏi thú dữ.
Hình tượng con hổ trên choé rượu cần gốm cổ Gò Sành (thế kỷ 13 đến 15) ở Bình Định nổi tiếng khắp thế giới. Con hổ in trên mặt choé ở Tây Nguyên là vị chúa Sơn Lâm chốn rừng xanh. Chiếc choé này trước đây của một vị lãnh tụ người Ê Đê quản lý của một vùng rộng lớn ở tỉnh Đắk Lắk.
Bộ đồ trang sức của đồng bào dân tộc H Mông, túi bạc thời Nguyễn và vòng đeo tay của người Xơ Đăng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn