MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Văn Thành Chương

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Di sản văn hóa Quốc gia

VĂN THÀNH CHƯƠNG LDO | 20/10/2023 08:46

Nghề rèn của người MôngĐiện Biên vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, vậy nghề truyền thống này có gì đặc biệt?

Tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên - nơi có trên 70% diện tích tự nhiên là núi đá và cũng có trên 70% là đồng bào dân tộc Mông, chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Cứ A Khua - một nghệ nhân về nghề rèn thủ công truyền thống tại xã Sính Phình. Ảnh: Văn Thành Chương
Mặc dù nghề rèn thủ công truyền thống không phải nghề nuôi sống gia đình vì giờ đây các sản phẩm tiện lợi với công nghệ tiên tiên đã chiếm ưu thế, tuy vậy ông Khua vẫn giữ nguyên 1 góc cho nghề rèn và sẵn sàng nổi lửa bất cứ lúc nào khách đặt hàng. Ảnh: Văn Thành Chương

This browser does not support the video element.

Ông Khua với nghề rèn thủ công truyền thống của người Mông.
Theo ông Cứ A Khua, để rèn được 1 sản phẩm tốt, trước hết phải chọn được nguyên liệu tốt. Do vậy, nguyên liệu để rèn dao chủ yếu được lấy từ nhíp ô tô, lưỡi máy cưa hoặc vòng bi ô tô. Ảnh: Văn Thành Chương
Điều đặc biệt là tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, từ bộ thổi gió được khoét bằng cây rừng, đến than củi của gỗ tự nhiên (không dùng than đá)... Ảnh: Văn Thành Chương
Theo ông Khua, khi nung thép không để bị quá già lửa cũng không được non quá. “Khi thấy thép đỏ đến một mức độ nhất định thì lấy ra tán, phải tán đều và nhanh tay, dùng lực hợp lý để đạt được mục đích” - ông Khua nói. Ảnh: Văn Thành Chương
Để nhận biết thanh thép đã được nung nóng đủ già hay chưa, người thợ rèn phải nhận biết màu đỏ của thép nung bằng mắt thường một cách tinh tế và chính xác, điều này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Ảnh: Văn Thành Chương
Kỹ thuật “tôi” của người Mông cũng rất đặc biệt, họ không dùng nước hóa chất mà sử dụng thân cây chuối, nhựa chuối giúp cho lưỡi dao vừa đảm bảo độ cúng lại vừa bền và sắc hơn. Ảnh: Văn Thành Chương
Đây là một chiếc khuôn đúc lưỡi cày để chuyên cày trên núi đá. ông Cứ A Khua cho biết, để nung cho thép nóng chảy ông vẫn dùng than củi, tuy nhiên phải là củi từ cây gỗ nghiến. Tuy nhiên nhiều năm nay ông không đúc lưỡi cày nữa vì than gỗ nghiến rất hiếm và nhu cầu dùng lưỡi cày của người dân cũng rất ít. Ảnh: Văn Thành Chương
Theo ông Nguyễn Công Trứ - Bí thư Đảng ủy xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, trước đây riêng trong xã Sính Phình có khoảng gần chục gia đình làm nghề rèn. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn một số gia đình duy trì và cũng chỉ làm khi có người đặt hàng. Ảnh: Văn Thành Chương
Như vậy, sau khi nghề rèn của người Mông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia thì đến nay, tỉnh Điện Biên đã có tổng số 18 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh ở cấp Quốc gia. Ảnh: Văn Thành Chương

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn