MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Người dân khốn khổ vì dự án vệ sinh môi trường nghìn tỉ ì ạch thi công

Kim Anh LDO | 26/10/2019 08:36

Hơn một tháng nay, nhiều hộ dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Thị Định (quận 2, TPHCM) bức xúc trước tình trạng một hạng mục thuộc dự án Vệ sinh môi trường TPHCM ì ạch thi công trong thời gian dài, gây ách tắc giao thông, bụi bẩn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Công trình thi công giữa trên tuyến Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Thị Định (quận 2, TP.HCM) trong thời gian dài, gây ách tắc giao thông và bụi bẩn. 
Theo ghi nhận, công trình giữa đường Nguyễn Duy Trinh (phường Bình Trưng Đông, quận 2), chắn mất nửa lối đi. Người dân sinh sống gần đây cho hay: "Không rõ lý dó vì sao nhưng công trình còn dở dang nhưng nhiều ngày không hoạt động, máy móc vẫn để phía trong rào chắn".
Các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn, nhất là vào những khung giờ cao điểm.
Người dân luôn phải chịu cảnh hít no khói bụi mỗi khi ra đường, thậm chí là ngồi trong nhà. Quá bụi bẩn, nhiều người tìm đến giải pháp tạm thời như phun nước.
Khánh thành từ tháng 8.2012, dự án này được biết đến là công trình dân sinh nổi bật của TP.Hồ Chí Minh.
         
Những biển báo được đặt ở giữa hàng rào để cảnh báo cho người dân và người đi đường.
Chị Huỳnh Thị Mai (phường Bình Trưng Đông, quận 2) cho hay: "Lô cốt công trình xuất hiện hơn tháng nay khiến các hộ dân hít bụi ngày đêm, cửa hàng buôn bán ế ẩm".
Những chiếc máy nằm bất động chưa rõ ngày tiếp tục hoàn thành các hạng mục còn lại.

Dự án vệ sinh môi trường nước TPHCM khởi công từ năm 2012. Giai đoạn 1 (lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), dự án này có tổng số vốn đầu tư hơn 300 triệu USD từ nguồn vốn của WB đã hoàn thành vào tháng 8.2012. Hơn 7.000 hộ dân với gần 50.000 người đã chấp nhận di dời, giải tỏa và tái định cư phục vụ cho dự án.

Đến năm 2014, UBND TPHCM phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn hai với tổng số vốn hơn 11.000 tỉ đồng (524 triệu USD). Trong đó có 450 triệu USD là vốn vay ODA từ Ngân hàng thế giới (WB), còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách của thành phố.

Mục tiêu nhằm xử lý nguồn nước thải sinh hoạt trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và quận 2 trước khi thải ra môi trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn