MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân thả cá tiễn ông Công, ông Táo. Ảnh: H.L

Người dân quê nô nức thả cá, tiễn ông Công ông Táo về trời

HỮU LIỀU LDO | 25/01/2022 13:55
QUẢNG BÌNH - Trưa 25.1 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch) nhiều người dân vùng quê tại Quảng Bình đã dậy từ sớm để đi chợ, mua cho mình những con cá chép vàng đẹp nhất, để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Nhiều người dân đã dậy từ sớm, đến các chợ quê để sắm sửa, chuẩn bị cho lễ cúng, tiễn ông Công ông Táo. Khung cảnh chợ quê những ngày cận Tết cũng náo nhiệt và đông đúc hơn bình thường. Ảnh: H.L
Thông thường, người dân sẽ mua một vài bông cúc, 3 con cá chép vàng, rượu và đồ vàng mã để về đặt lên mâm cỗ, cúng ông công ông Táo. Ảnh: H.L
Tùy vào từng gia đình, mà mâm cỗ cũng sẽ khác nhau, nhương thông thường với người dân quê, mâm cỗ sẽ chỉ có cơm trắng và một miếng thịt luộc, tuy nhiên cũng có những trường hợp làm cỗ lớn để cầu may mắn. Ảnh: H.L
Đối với những gia đình làm mâm cỗ lớn, sau khi đã tiến hành xong các thủ tục, gia chủ sẽ mời người thân, họ hàng đến để cùng ăn uống, vừa để cầu may mắn, vừa gắn kết tình cảm họ hàng. Ảnh: H.L
Theo tục lệ, người dân sẽ chuẩn bị 3 con cá chép vàng còn sống thả vào trong chậu nước. Sau khi lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành xong xuôi, thông thường là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, chủ nhà sẽ hạ lễ, hóa vàng và sau đó là đem cá đi phóng sinh ở các con sông gần nhà. Ảnh: H.L
Cá được tiểu thương ở chợ Lệ Thủy để sẵn trong các túi nilon có bơm ô xi. Ảnh: H.L
Năm nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế, nhiều gia đình đã chọn không tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ sự kính trọng đối với ngày lễ này. Ảnh: H.L
Vì tình hình dịch bệnh những ngày cuối năm tại tỉnh Quảng Bình vẫn đang diễn biến phức tạp, vậy nên người dân cũng rất cẩn thận, luôn đeo khẩu trang và thường thả cá từng người một. Ảnh: H.L

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn