MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhà máy sàng tuyển than và 7 cầu trục 100 tuổi của Pháp tại Quảng Ninh

Nguyễn Hùng LDO | 28/05/2024 09:15

Quảng Ninh - Nhà máy sàng tuyển than 1 (hay còn goi là nhà sàng Pháp) – 1 trong 3 nhà máy sàng tuyển than của Công ty tuyển Than Cửa Ông và 7 cầu trục Poóc tích làm nhiệm vụ bốc rót than do người Pháp xây dựng đến nay tròn 100 năm và vẫn hoạt động tốt. Nhà sàng trên và cầu trục Poóc tích số 1 hiện còn là những di tích lịch sử, gắn bó với phong trào cách mạng hào hùng của đội ngũ công nhân vùng Mỏ năm xưa.

Công ty tuyển Than Cửa Ông có nhiệm vụ tiếp nhận than nguyên khai từ các mỏ ở vùng Cẩm Phả về sàng tuyển và chế biến trước khi xuất ra thị trường, với sản lượng trung bình hàng năm trên 10 triệu tấn. Hiện, công ty có 3 nhà máy tuyển than, trong đó nhà máy tuyển than 1, mà vẫn được công nhân, lao động gọi là nhà sàng Pháp năm nay tròn 100 tuổi. Ngoài ra, công ty có 10 cầu trục để bốc than, trong đó có 7 cầu trục Poóc tích do người Pháp xây dựng đến nay cũng tròn 100 tuổi. Trong ảnh là nhà sàng Cửa Ông thời kỳ 1894 - 1924. Ảnh tư liệu
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trong quá trình khai thác than ở vùng mỏ Quảng Ninh, thực dân Pháp xây dựng cảng Hòn Gai, than khai thác từ Cẩm Phả phải chuyên chở bằng thuyền và ngựa về Hòn Gai để sàng rửa và xuất khẩu. Về sau, sản lượng khai thác tăng, nên năm 1894, thực dân Pháp quyết định xây dựng nhà sàng và cảng Cửa Ông (TP.Cẩm Phả hiện nay), đến năm 1924 các công trình đi vào hoạt động. Sau nhiều lần cải tạo, từ công suất thiết kế ban đầu 1 triệu tấn, hiện nay nhà máy tuyển than 1 đạt công suất khoảng 3,8 triệu tấn/năm. Ảnh tư liệu
Cũng trong năm 1924, các cầu trục Poóc tích đi vào hoạt động để làm nhiệm vụ bốc rót than tại một số kho than và cảng biển. Năm 1972, một cầu trục bị bom Mỹ phá hủy, không thể khôi phục và từ đó đến nay chỉ còn 7 cầu trục Poóc tích, trong đó có 2 cầu trục tại cảng và 5 cầu trục tại một số kho than. Trong ảnh là cầu trục Poóc tích số 1. Ảnh: Vũ Hằng
Sau khi xây dựng xong nhà sàng và Cảng Cửa Ông, chủ thầu người Pháp chiêu mộ công nhân trước đây làm thuê xây dựng cảng và nhiều nông dân bần cùng từ các vùng quê thành một đội ngũ làm công khá lớn. Nơi đây cũng dần trở thành một trong những cái nôi của giai cấp công nhân, tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên ở vùng Mỏ. Trong ảnh là Cảng Cửa Ông những năm 1980. Ảnh tư liệu
Lịch sử còn khắc ghi hình ảnh người thanh niên cộng sản trẻ tuổi Ngô Huy Tăng đã cắm cờ đỏ búa liềm trên cầu trục Poóc tích số 1 ở Cảng Cửa Ông vào đêm ngày 6 rạng ngày 7.11.1929, để kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga, mở đầu cho trang sử đấu tranh hào hùng của thợ mỏ vùng Than. Ảnh: Vũ Hằng
Một cầu trục Poóc tích tròn 100 tuổi tại kho than của Công ty tuyển Than Cửa Ông. Ảnh: Vũ Hằng
Cầu trục Poóc tích số 4 tại Cảng Cửa Ông bị bom Mỹ đánh sập vào ngày 10.5.1972. Ảnh tư liệu
Đầu máy chạy bằng hơi nước kéo than ra Cảng Cửa Ông năm 1966. Ảnh: Tư liệu
Đoàn đại biểu TKV và lãnh đạo Công ty tuyển Than Cửa Ông viếng Tượng đài liệt sĩ Ngô Huy Tăng- nơi người cộng sản trẻ tuổi đã cắm cờ đỏ búa liềm trên cầu trục Poóc tích số 1 ở Cảng Cửa Ông năm 1929. Ảnh: Vũ Hằng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn