MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam hội tụ trên đất Tây Đô

Yến Phương LDO | 07/04/2022 20:50
Trung tâm Triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam phối hợp Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức trưng bày Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng TP. Cần Thơ.
Trong khuôn khổ hoạt động "Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - CầnThơ, năm 2022", ngày 7.4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP Cần Thơ khai mạc Triển lãm Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng TP Cần Thơ. Hơn 100 hình ảnh, cùng các tư liệu hiện vật, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng TP. Cần Thơ. Những nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc vùng miền, đảm bảo chất lượng, tính hiện đại, tính cộng đồng, đa dạng, phong phú và độc đáo.
Trước tiên, đây là những nhạc cụ sử dụng trong các loại hình nghệ thuật  dân gian của dân tộc Kinh vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó bao gồm trống cơm, đàn nhị, đàn bầu, sáo trúc, kèn loa, song loan, xinh tiền, đàn nguyệt và phách.
Cận cảnh một khay đựng trầu của người Kinh.
Trên bàn là bộ nghề Lễ Lẩu Then của dân tộc Nùng, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có đàn tính, chũm chọe, nhạc sóc và chuông. Hình ảnh trích đoạn Lễ Lẩu Then, dân tộc Nùng vùng Trung Du phía Bắc. 
Ban tổ chức cho biết: Việc trưng bày chuyên đề "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" là sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh, quảng bá đến nhân dân trong nước, khách du lịch về sự phong phú, đa dạng của các loại hình nhạc cụ. Trong đó có nhạc cụ truyền thống của các vùng: Vùng Trung du Bắc Bộ, vùng thung lũng và núi cao phía Bắc, vùng Duyên hải miền Trung, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, và vùng Đồng bằng Nam Bộ. Trong ảnh là những nhạc cụ của các dân tộc vùng núi cao và thung lũng phía Bắc.
Trống da, nhạc cụ truyền thống dân tộc Dao (nhóm Dao Đỏ), huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Một nhạc cụ đặc trưng của dân tộc vùng núi phía Bắc. 
Nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng Duyên Hải miền Trung. Nơi đây là địa bàn cư trú của các dân tộc: Chăm Chu Ru, Raglai,... Nổi bật là văn hóa truyền thống của người Chăm, trong đó không thể không kể đến trống Ghi năng, trống Paranưng,... Những hình ảnh được minh họa cho trích đoạn Lễ mở cửa tháp của dân tộc Chăm.  
Trống Paranưng, nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Lục Lạc - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Ba Na, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Tiêu biểu cho nhạc cụ truyền thống các dân tộc miền Trung, Tây Nguyên.  
Trống - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Xơ - Đăng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Loại nhạc cụ gắn bó mật thiết với cuộc sống của cư dân miền Trung, Tây Nguyên. Nó như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu hết tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng. 
  Dàn nhạc Ngũ Âm - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Khmer vùng Nam Bộ. Trong đó có vòng cồng lớn, trống vỗ, đàn thuyền (sắt), đàn thuyền (gỗ) và trống đánh. Các nhạc cụ này được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè. 
 Song Loan và đàn Tranh, hai nhạc cụ tiêu biểu được sử dụng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Sưu tập những nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ. Với các nhạc cụ: đàn cò, đàn kìm, đàn gáo, đàn bầu, đàn sến, đàn tranh, đàn tam, đàn ghi ta, song loan và sáo.  
Ngoài những nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Việt Nam được trưng bày trong Bảo tàng thành phố Cần Thơ, bên ngoài khuôn viên của Bảo tàng cũng được triển lãm các nhạc cụ truyền thống của các tỉnh: An Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Đắk Lắk. 
Hình ảnh các nhạc cụ trong Đờn ca tài tử của tinh Đồng Tháp, nét văn hóa đặc sắc mang đậm Vùng sông nước Nam Bộ. Những nhạc cụ này được Cố nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - cây đại thụ của nhạc tài tử Nam Bộ. Thông qua triển lãm nhạc cụ, mong muốn tất cả chúng ta sẽ biết trân trọng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa mới trong cuộc sống đương đại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn