MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những câu chuyện lịch sử biết nói ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Ngọc Lê - Anh Nhàn LDO | 15/07/2020 07:30

Khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (dân gian còn gọi là Lăng Ông) là nơi người dân thường đến viếng thăm để ghi nhớ công ơn của vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa. 

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt  toạ lạc tại đường Vũ Tùng (phường 1, quận Bình Thạnh, TPHCM). Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu. Ảnh: Anh Nhàn 
Thượng công linh miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong việc thờ cúng. Ảnh: Ngọc Lê 
Tiền điện trong khu lăng Ông đây là nơi người dân thường xuyên đến thờ phượng, cúng bái. Ảnh: Anh Nhàn  
Di tích nghệ thuật quốc gia lăng Lê Văn Duyệt được xây từ 1848 và được xây thêm nhiều năm sau với cấu trúc khu lăng xây dựng trên một trục đường chính. Ảnh: Anh Nhàn
Nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp độc đáo và cổ kính cho đến ngày nay. Ảnh: Anh Nhàn 
Miếu mộ của Lê Văn Duyệt và vợ trong khu lăng Ông thường được người dân và du khách viếng thăm. Ảnh: Anh Nhàn
Từ cổng tam quan ở phía nam (đường Vũ Tùng) vào qua một khu vườn cảnh là 3 phần chính: nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức, mộ Tả quân và vợ (có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Ảnh: Anh Nhàn 
Khung cảnh bình yên trong khuôn viên lăng Ông. Ảnh: Anh Nhàn 
Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân (bên phải) và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm). Ảnh: Ngọc Lê
Thường xuyên ghé cầu an tại lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (lăng Ông - Bà Chiểu), chị Huỳnh Vy, 21 tuổi, sống tại đường Võ Văn Tần, Quận 3, TPHCM cho biết: "Vào ngày các ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng và những khi có việc thì tôi ghé lăng để cầu an, sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. Tôi được những người bạn sống tại TPHCM giới thiệu địa điểm này bởi sự linh thiêng và sau đó nơi đây cũng trở thành địa chỉ tâm linh tôi thường xuyên ghé thăm". Ảnh: Anh Nhàn
Hoa, trái sala là một trong những nét đặc trưng trong khuôn viên thờ phượng. Ảnh: Ngọc Lê
Nhiều người dân thường xuyên vào trong lăng tập thể dục vào mỗi buổi chiều hoặc sáng sớm. Ảnh: Anh Nhàn 
Tại kỳ họp lần thứ 20 HĐND TPHCM khóa IX ngày 11.7, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết về việc bổ sung quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ Cầu Bông đến Phan Đăng Lưu) thành đường Lê Văn Duyệt. Ảnh: Ngọc Lê 
Với việc Nghị quyết này được thông qua, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng (trên địa phận quận Bình Thạnh) sẽ một lần nữa được đặt tên là Lê Văn Duyệt, bởi trước năm 1975 đoạn đường này đã mang tên ông.  Ảnh: Ngọc Lê

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn