MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những thứ khủng khiếp trong lòng cống ngầm người bình thường không thể thấy

Tô Thế LDO | 11/05/2018 13:01

Ngâm mình trong những đoạn cống ngầm hôi thối và bẩn thỉu, tiếp xúc với những loại rác thải, khí độc hại, xác chết động vật…, đó chính là môi trường làm việc hàng ngày của những người công nhân thoát nước đô thị. 

Một ngày làm việc của những người công nhân tại đây bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào lúc chiều tối. Các công việc chính của họ là nạo vét cống rãnh, trực mưa…
Sau khi chuẩn bị xong những thiết bị bảo hộ chuyên dụng để làm việc thì người công nhân mới bắt đầu xuống cống. “Vấn đề an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu, bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người công nhân”, chia sẻ của anh Phạm Doanh Khoa, tổ trưởng sản xuất, Xí nghiệp thoát nước số 4 - Công ty thoát nước Hà Nội.
Công nhân bắt đầu chui xuống dưới lòng cống để làm việc.
Nguồn sáng duy nhất để họ có thể làm việc dưới lòng cống chính là chiếc đèn pin nhỏ đeo trên đầu.
Túi nilong do người dân vứt xuống vướng vào thành cống. Công việc sẽ dễ dàng hơn khi mực nước dưới lòng cống còn ít. Còn đến mùa mưa hoặc những đoạn cống nhỏ thì khi xuống, nước có thể ngập đến cổ.
Mò mẫm đánh tan từng khối bùn để khơi thông dòng chảy.
“Một khi đã xác định đi theo nghề này thì phải chấp nhận nhiều thứ, chấp nhận hít phải những loại khí độc hại, tiếp xúc với nhiều loại rác thải, xác chết động vật… Chắc chắn ai làm nghề này đều khó tránh khỏi một số loại bệnh, đặc biệt là bệnh ngoài da. Nhưng nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, thì việc gian khổ này sẽ dành cho ai” anh Lưu Ngọc Tưởng, Tổ trưởng công đoàn tổ cống ngầm – Xí nghiệp thoát nước số 4 chia sẻ.
Bùn đất, rác thải sau khi được thu gom sẽ được chuyển lên trên mặt đất, sau đó mang đi tập kết ở những nơi quy định. Nếu ý thức của người dân cao hơn, không xả rác xuống cống thì công việc của họ sẽ đỡ vất vả đi phần nào.
Bùn đất được nạo vét sẽ khơi thông dòng chảy, tránh xảy ra hiện tượng ngập nước, đặc biệt là vào mùa mưa.
“Những ngày đầu chui xuống cống, do chưa quen nên vẫn còn sợ. Bởi trong cống thì  ngày cũng như đêm, tối thui đen ngòm...., nguồn sáng duy nhất là cái đèn nhỏ đeo trên đầu. Nhưng giờ quen rồi, dù phải đi lại giữa nhiều đoạn cống dài thì vẫn thấy bình thường", anh Lưu Ngọc Tưởng chia sẻ.
Trung bình cứ khoảng 1 giờ đồng hồ làm việc dưới cống, công nhân sẽ chui lên để nghỉ ngơi khoảng 10-15p rồi mới bắt đầu tiếp tục công việc. Điều này giúp họ ổn định về sức khỏe.
Nụ cười vẫn thường trực trên khuôn mặt, dù cho công việc của họ phải đối mặt với nhiều thách thức, hiểm nguy. Nghề vét cống ngầm từng được nhiều người xem như là “Nghề nguy hiểm ít được mong muốn nhất trên thế giới”

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn