MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những vui buồn của các thầy cô vượt núi gieo chữ nơi vùng cao Bình Định

Hoài Luân LDO | 17/11/2022 15:29

Bình Định - Dù phải giảng dạy, sinh hoạt trong cảnh thiếu thốn gần như biệt lập với bên ngoài, giáo viên vùng cao luôn vượt khó, cùng nhau mang con chữ đến với trẻ em vùng cao.

Điểm trường Canh Tiến là một trong những nơi khó khăn ở Bình Định. Nơi đây cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng 70km, băng qua hồ Núi Một. Ảnh: Hoài Luân 
Không chỉ trắc trở về địa hình đồi núi, các giáo viên ở điểm trường Canh Tiến thường xuyên thuê xuồng để đi lại, mỗi lượt khoảng 200.000 đồng. Ảnh: Hoài Luân 
Điểm trường Canh Tiến (Trường tiểu học Canh Liên, xã Canh Liên, huyện Vân Canh) có 51 học sinh, các em đều là người đồng bào dân tộc Ba Na. Ảnh: Hoài Luân 
Mặc dù đã có hệ thống điện năng lượng mặt trời, nhưng các giáo viên cùng với bà con ở đây đều sống trong cảnh thiếu thốn nguồn điện. Bởi do hệ thống điện dùng đã lâu nên nhiều thiết bị đã hư hỏng. Ảnh: Hoài Luân 
 Cô Lâm Như Quỳnh chia sẻ: Là giáo viên vừa mới về trường, nhiều lúc mình cảm thấy tủi thân vì nhớ nhà. Do ở đây không có sóng điện thoại, nguồn điện cũng thiếu thốn nên mình thấy rất bất tiện. Khi đã đến đây công tác, rất thương các em ở đây, còn việc thiếu thốn thì sau một thời gian sẽ quen. Ảnh: Hoài Luân 
 "Những em học sinh ở đây rất quý các thầy cô giáo, nhà các em có cái gì thì mang đến cho thầy cô cái đó. Thường thì các em hay cho: Cá, gạo, rau củ... để giáo viên ăn đến hết tuần. Ảnh: Hoài Luân 
Các em học sinh vùng cao đã tự biết đánh vần, đọc từng con chữ. Ảnh: Hoài Luân   
Giây phút vui tươi, hồn nhiên của các em học sinh vùng cao khi được học bài mới. Ảnh: Hoài Luân  
Cô Võ Thị Kiều Trinh ân cần chỉ dạy các em nắn nót viết từng nét chữ. Ảnh: Hoài Luân  
 Thầy Nguyễn Kim Sơn là giáo viên tình nguyện xung phong đến điểm trường Canh Tiến để chia sẻ khó khăn với các đồng nghiệp, đồng thời góp sức ươm mầm tương lai cho các em học sinh vùng cao. Ảnh: Hoài Luân 
 Sau những buổi lên lớp là những giây phút các cô giáo chuẩn bị những bữa cơm, đây cũng là những lúc các cô chia sẻ những khó khăn trong quá trình giảng dạy. Ảnh: Hoài Luân 
  Những món ăn được các cô nấu mặn hơn bình thường để dùng được lâu vì trên đây không có tủ lạnh để bảo quản. Ảnh: Hoài Luân  
 Đã giảng dạy được 5 năm tại điểm trường này, cô Võ Thị Kiều Trinh đã bật khóc khi chia sẻ về những giây phút nhớ nhà, nhớ con. Ảnh: Hoài Luân 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn