MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
"Phố khen thưởng" từng sầm uất nhất TPHCM giờ rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng thấy những ngày gần Tết

"Phố khen thưởng" sầm uất nhất TPHCM ế ẩm chưa từng thấy những ngày gần Tết

NGỌC ÁNH - MỸ LỆ LDO | 21/12/2023 14:05

TPHCM - Cùng cảnh ngộ với các chợ truyền thống, các cửa hàng ở “phố khen thưởng” sầm uất nhất TPHCM cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm, đìu hiu chưa từng có mặc dù chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán.

Dạo quanh một vòng con đường Lương Hữu Khánh - nơi buôn bán biển hiệu, bằng khen lớn nhất TPHCM, không khí trầm lắng, ảm đạm bao trùm. Tình cảnh ế ẩm kéo dài từ kiot này sang kiot khác.
Các đơn hàng chủ yếu do khách quen đặt qua mạng xã hội. Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương, con số này cũng chẳng có triển vọng vì mỗi ngày chỉ có khoảng 2 - 3 khách đặt hàng.
Chị Lê Thị Kim Cương (34 tuổi, tiểu thương) cho biết, đây là tình cảnh chung của các tiểu thương ở đây. “Chưa bao giờ lại khó khăn như lúc này. Trước dịch đông lắm, trung bình mỗi ngày khoảng 50 khách ra vào, doanh thu khoảng 13 - 15 triệu đồng/tháng, còn bây giờ chỉ lai rai 2 - 3 khách mỗi ngày, đa số là đơn online” - chị Cương cho biết.
Kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng cũng chắt chiu các khoản chi tiêu. Một số mặt hàng như con dấu, kỷ niệm chương, biển hiệu, huy chương… có giá dao động từ vài chục đến vài chục triệu đồng đang ế ẩm chờ người đặt hàng.
Gia đình chị Thảo (tiểu thương) kinh doanh tại tuyến đường này đã hơn chục năm nay. Khi được hỏi về hy vọng những ngày giáp Tết, chị Thu Thảo lắc đầu, không nói nên lời. “Mỗi tháng phải “gồng gánh” 15 triệu đồng mặt bằng, tháng này còn phải bù tiền túi vào để duy trì cửa hàng. Có những ngày không có đơn hàng như này thì cũng không mong chờ gì cả. Ngày nào có đơn thì cũng chỉ được vài ba khách đặt, nên tôi để cho con trai phụ giúp” - chị Thảo nói.
Đang vào mùa cao điểm các tổ chức, doanh nghiệp đặt hàng bằng khen, kỉ niệm chương nhưng không khí tại con phố này vẫn rất trầm lắng. Tình trạng ế ẩm, vắng khách chưa từng có này khiến nhiều tiểu thương chán nản.
Trước năm 1989, đường Lương Hữu Khánh là một phần của đường sắt bỏ hoang, trong khi đường Phạm Hồng Thái gần đó là một con phố sầm uất với nhiều cửa hàng và ki-ốt chuyên làm biển hiệu và băng khen. Thành phố có kế hoạch xây dựng một khách sạn lớn trên đường Phạm Hồng Thái, dẫn đến di dời tạm thời ki-ốt về đường Lương Hữu Khánh. Từ đó con đường bỏ hoang đã trở thành “phố khen thưởng” ngày nay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn