MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ đọc bài thơ "Tổ quốc" do ông tự sáng tác.

Tác giả người Hàn, Trung đọc thơ cùng nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ở Đêm thơ 2024

Thùy Trang LDO | 25/02/2024 07:03

Đêm thơ "Bản hòa âm đất nước" mang đến các phần trình diễn thơ sử dụng các hiệu ứng âm nhạc, diễn xướng, âm thanh, ánh sáng, trang phục…

Tối 24.2, đêm thơ mang tên “Bản hòa âm đất nước” trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long dưới sự dẫn dắt của MC Thụy Vân và diễn giả Phan Đăng. Mở đầu chương trình là màn biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường do các nghệ sĩ tỉnh Hòa Bình thực hiện quanh 22 đài đuốc - tương ứng với con số Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22.
Phát biểu khai mạc đêm thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhấn mạnh: “Có một dân tộc nhỏ bé và khiêm nhường mang tên Việt Nam. Đó là một dân tộc cần cù trong lao động, khát vọng trong sáng tạo, một dân tộc đầy lòng kiêu hãnh, dân tộc luôn mang giấc mơ lớn về tự do, dâng hiến vì tự do của dân tộc bằng cả xương máu. Đó là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời và kì vĩ, và thơ ca là một trong những vẻ đẹp huyền diệu góp phần làm nên nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, trong không gian thiêng liêng của Hoàng thành Thăng long, các nhà thơ đại diện cho 54 dân tộc trên mảnh đất Việt Nam đã hiện diện. Hãy để thi ca ngự trị mãi trong đời sống tinh thần của người Việt“.
Nhà thơ Kiều Maily, dân tộc Chăm thay mặt các nhà thơ người dân tộc tặng hoa Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Nhà thơ Pờ Sảo Mìn (Dân tộc Pa Dí – tỉnh Lào Cai) 81 tuổi, trình bày bài thơ “Con trai người Pa Dí“.
Nhà thơ Nhà thơ Jeong Gun-Ok người Hàn Quốc mang đến bài thơ “Trên bến đò lau sậy“, bản dịch thơ được đọc bởi diễn giả Phan Đăng.
Nhà thơ Kiều Mai Ly (Dân tộc Chăm) mặc trang phục truyền thống, đọc bài thơ “Hồn du mục“.
Các tiết mục ngâm thơ kết hợp với đa dạng hình thức biểu diễn như múa, cồng chiêng, hát...

Chương trình nghệ thuật kết thúc bằng tiết mục “Bóng cây Kơ nia” remix cùng màn bắn pháo hoa rực rỡ.
Xuyên suốt 2 ngày thơ, tiếng cồng chiêng vang lên khắp khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Những cô gái, chàng trai người dân tộc giao lưu, chào đón du khách và người dân đến thăm Ngày thơ Việt Nam.
Năm nay, thiết kế tổng thể của Ngày thơ Việt Nam được lấy cảm hứng từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nền thơ ca của 54 dân tộc anh em. Bởi vậy, đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc Việt Nam.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn