MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình hài Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng dần lộ diện. Ảnh: Lam Thanh

Tháng 6 tìm về cái nôi của những người làm báo

Lam Thanh LDO | 19/06/2024 16:23

Thái Nguyên - Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng khai giảng lớp đầu tiên vào tháng 4.1949. Hiện nay, di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang được tôn tạo, xây dựng dựa trên các hình ảnh tư liệu.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được ví như cái nôi của những người làm báo. Trường được thành lập từ năm 1949 giữa đại ngàn Việt Bắc, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và đặt tên trường. Ảnh: Lam Thanh
Đầu năm 2024, ngôi trường được trùng tu, xây dựng tại xã Tân Thái (Đại Từ, Thái Nguyên) với 3 đơn nguyên chính, mô phỏng, phục dựng các hạng mục của di tích lịch sử. Tổng mức đầu tư dự án là 12 tỉ đồng. Ảnh: Lam Thanh
Ngôi trường được xây dựng trên diện tích 859m2. Hiện các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ, hình hài khu di tích dần lộ diện. Ảnh: Lam Thanh
Đơn nguyên nhà dạy học làm báo 2 tầng, phỏng dựng được xây mới trên cơ sở thiết kế theo hình ảnh tư liệu. Nhà bia, tường rào, cổng, nhà bảo vệ đều được làm mới, vật liệu chất lượng cao. Ảnh: Lam Thanh
Công nhân Nguyễn Khánh Hạ (Công ty CP TMXD Quý Ngần) cho biết: "buổi sáng mọi người làm từ 6 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 1 giờ đến 5 giờ. Hiện các hạng mục quan trọng đã gần hoàn thành, phấn đấu tiến độ kịp ngày kỷ niệm lớp bế giảng". Ảnh: Lam Thanh
Đơn nguyên nhà Tổng bộ Việt Minh phỏng dựng, xây mới theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, hoàn toàn bằng gỗ, rộng khoảng 186m2. Ảnh: Lam Thanh
Các công nhân tiến hành mài, cắt các khối gỗ để thi công hạng mục nhà Tổng Bộ Việt Minh. Ảnh: Lam Thanh
Việc chọn lựa nguyên liệu đá, chất liệu gỗ để triển khai dự án được chú trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như mô phỏng lại ngôi trường ngày xưa. Ảnh: Lam Thanh
Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Bảo tàng Báo chí Việt Nam - đơn vị quản lý và bảo vệ di tích cho biết, sau khi xây dựng xong, nơi đây sẽ lưu trữ rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Đồng thời là nơi sinh hoạt của những người làm báo, phục vụ nhu cầu tham quan của nhân dân và du khách. Ảnh: Lam Thanh
"Hiện nay, tiến độ xây dựng khu di tích lịch sử Trường làm Báo Huỳnh Thúc Kháng đang được đẩy nhanh, cố gắng hoàn thành vào dịp ngày 6.7 thời điểm kỷ niệm 75 năm bế giảng lớp học", vị này thông tin.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng khai giảng lớp đầu tiên và cũng là duy nhất vào tháng 4.1949. Lớp học chỉ diễn ra vỏn vẹn 3 tháng, đến ngày 6.7.1949 lớp bế giảng.

Học viên trường gồm 42 cán bộ từ cả nước gửi về. 29 giảng viên tham gia giảng dạy đều là những lãnh đạo giàu kinh nghiệm như đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt...

Ngôi trường được sự quan tâm đặc biệt khi Bác Hồ đã 2 lần gửi thư động viên, căn dặn các học viên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn