MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thành phố màu hồng của Ấn Độ, nổi tiếng vì trang sức và đá quý

Theo Zing LDO | 13/07/2019 07:30

Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan phía tây Ấn Độ, còn được biết đến với tên gọi "thành phố màu hồng", nơi đây nổi tiếng với ngành công nghiệp trang sứ`c, tập trung tại Johari Bazaar.

Cái tên “Thành phố màu hồng” xuất phát từ chuyến thăm của hoàng tử xứ Wales năm 1876, khi đó người cai trị thành phố đã lấy màu hồng làm chủ đạo trong các buổi hòa đàm ngoại giao với Anh, cho rằng điều đó sẽ giúp Hoàng gia Anh hiểu được tình cảm chân thành và hiếu khách của Jaipur. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Trang sức chính là linh hồn của Jaipur, sau khi thành lập nơi đây vào năm 1727, Jai Singh II được cho là đã tổ chức một đám rước đi xuyên thành phố, và đám đông dân chúng đã ném những hòn đá quý lên đoàn của ông. Jai Singh II là người đam mê trang sức và Jaipur trở thành một trung tâm về đá quý, thu hút các nghệ nhân và lái buôn từ khắp nơi trên đất nước. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Ngày nay, thành phố vẫn là nơi mưu sinh của hàng trăm nghìn nghệ nhân và thương nhân chuyên sản xuất, chế tác và buôn bán đồ trang sức. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Một người bán lẻ trang sức trên khu phố Johari Bazaar ở Jaipur. Thành phố trở thành điểm du lịch hấp dẫn và là một phần của “tam giác vàng” du lịch Ấn Độ bên cạnh Agra và Delhi. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Cung điện nước (Jai Mahal) của thành phố Jaipur, với nét văn hóa lâu đời đặc sắc và hàng loạt các công trình kiến trúc độc đáo, Jaipur được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Một sạp hàng tại chợ vải của thành phố, bên cạnh trang sức, Jaipur cũng nổi tiếng với nghề in tranh bằng khuôn gỗ, may mặc, dệt thảm và đồ gỗ mỹ nghệ. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Tầng lớp giàu có của Ấn Độ thường đến Jaipur để mua đá quý, nhưng thành phố cũng có các mặt hàng cho bất cứ ai. Khách du lịch có thể mua nhiều mặt hàng giá rẻ và chất lượng ở những cửa hàng nhỏ trong khắp thành phố. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Một thợ thủ công đang chế tác trang sức với phương pháp truyền thống được gọi là Kundan Meena. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Chiếc trâm cài tóc bằng vàng từ thế kỷ 19, được chạm khắc tinh xảo với các vị thần và nữ thần trong đạo Hindu, là một trong hàng trăm kiệt tác được trưng bày tại bảo tàng Amrapali - nơi lưu giữ một phần lịch sử của thành phố. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.
Bảo tàng Amrapali cũng sở hữu một nhà máy sản xuất trang sức quy mô lớn với 1.500 nhân công. Hầu hết thợ thủ công này đều là nam giới, họ đang phải cạnh tranh khốc liệt với trang sức đến từ Trung Quốc. Ảnh: Christopher Wilton-Steer/Guardian.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn