MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tháo dỡ cầu đường sắt ở Sài Gòn gần 120 năm tuổi

Chân Phúc LDO | 10/05/2020 08:00

Sau 118 năm thực hiện sứ mệnh lịch sử, nay cầu đường Sắt Bình Lợi (cầu cũ) được tháo dỡ để thuận tiện cho việc giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn. Trong đó, hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cầu bên phía bờ quận Thủ Đức sẽ được giữ lại để bảo tồn nguyên trạng.

Cầu đường sắt Bình Lợi (cầu cũ) được xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902. Đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức. Công trình có 6 nhịp với kết cấu vòm thép, dài 275 m và có độ tĩnh không thông thuyền 1,7m.
Từ 9.2019, khi cầu đường sắt mới được đưa vào khai thác, cầu đường sắt Bình Lợi (cũ) đã chính thức hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó.

Trước đó, UBND TP.Hồ Chí Minh đã đề nghị Bộ GTVT bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi, nhằm lưu giữ dấu tích của cây cầu đường sắt 118 năm tuổi, gắn với không gian sông nước để phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển ngành du lịch. Trên cơ sở đề nghị của UBND TPHCM, Bộ GTVT đã thống nhất giữ lại nguyên trạng gồm hai nhịp cầu, trong đó có một nhịp cầu quay và một tháp canh phía quận Thủ Đức nhằm bảo tồn

Việc tháo dỡ bắt đầu từ 8.5, dự kiến kéo dài trong 40 ngày, đến giữa tháng 6.2020 công việc tháo dỡ sẽ hoàn tất. 
Công nhân tất bật tháo dỡ để kịp hoàn thành tiến độ đề ra.
Nhiều bộ phận của cây cầu đường sắt cũ đã được tháo ra chờ chuyển đi.
Trải qua gần 120 năm hoạt động, nhiều bộ phận của cầu đã bị hư hỏng nặng.
 Theo Sở GTVT TPHCM, việc tháo dỡ cầu Bình Lợi (cũ) sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để TPHCM kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ bằng các loại vận tải thủy có trọng tải lớn nhằm giúp giảm tải lượng hàng hóa từ Bình Phước, Bình Dương về các cảng biển bằng đường bộ. Trong hình là cầu đường sắt Bình Lợi (mới) được khánh thành vào 9.2019 nằm song song với cây cầu cũ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn