MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Trải nghiệm mùa cấy mạ ruộng sâu

PHÚC ĐẠT LDO | 22/02/2021 16:11

Ruộng ở vùng trung du và miền núi thường manh mún, xếp theo dạng bậc thang, khó chủ động nguồn nước nên người nông dân thay vì gieo lúa trực tiếp thì họ phải chọn cách cấy lúa (hay còn gọi là cấy mạ).

Để có mạ cấy người nông dân xuống lúa giống với mật độ dày trên một diện tích nhỏ, chăm sóc kĩ trong vòng khoảng 1 tháng để mạ lên tươi tốt. Ảnh: P. Đạt.
Sau khi đảm bảo mạ (cây lúa giống) thích hợp để cấy thì người nông dân chuẩn bị ruộng để cấy. Ảnh: P. Đạt.
Vì bao quanh phần lớn là đồi núi, máy móc và các phương tiện cơ giới ít tiếp cận được nên người dân chủ yếu yếu chuẩn bị ruộng bằng sức người hoặc dựa vào sức trâu bò. Ảnh: P. Đạt.
Dùng tay nhặt cỏ, tạo mặt bằng để chuẩn bị cấy mạ. Ảnh: P. Đạt.
Sau khi ruộng đã chuẩn bị xong thì người nông dân lại đến khâu nhổ lúa giống (hay còn gọi là chiếc mạ hoặc chiếc má). Ảnh: P. Đạt.
Mạ được nhổ lên sẽ được rủ nước, bùn bám ở rễ để đảm bảo quá trình vận chuyển được nhẹ hơn. Ảnh: P. Đạt.
Sau khi nhổ lên, mạ sẽ được bó tại từng bó. Ảnh: P. Đạt.
Mạ được chất vào các đôi quang gánh. Ảnh: P. Đạt.
Vận chuyển mạ đến các thửa ruộng đã chuẩn bị xong. Ảnh: P. Đạt.
Trước khi cấy mạ, người ta thường cắt 1 phần ngọn để lúc cấy xuống mạ sẽ không bị ngả, rạp. Ảnh: P. Đạt.
Tiếp theo là quy trình cấy mạ. Người cấy sẽ tách 2 đến 3 cây mạ giống từ bó mạ đã chuẩn bị sau đó cắm xuống bùn. Quá trình cắm làm sao để mạ không bị cắm quá nông hoặc quá sâu cũng như khoảng cách giữa các cụm mạ phù hợp để đảm bảo mạ phát triển tốt về sau. Ảnh: P. Đạt.
Để đảm bảo nhanh và đỡ vất vả hơn, thường thì một nhóm 4 - 5 gia đình sẽ làm xoay vòng, hôm nay đi cấy mạ cho nhà này, hôm sau cấy mạ cho nhà khác đến khi ruộng của mọi nhà đều cấy xong. Như vậy sẽ đỡ vất vả cũng như mang đậm tình làng nghĩa xóm. Ảnh: P. Đạt.
Phút nghỉ ngơi sau thời gian dài còng lưng cấy mạ. Ảnh: P. Đạt.
Một tấm ruộng sau khi đã được cấy mạ xong. Ảnh: P. Đạt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn