MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đối với đồng bào dân tộc H'Mông ở Nà Hẩu, những cánh rừng đóng vai trò quan trọng trong cả đời sống hàng ngày lẫn văn hóa tâm linh.

Vào rừng cấm xem người H'Mông ăn Tết muộn

Đinh Đại LDO | 09/03/2024 21:51

Yên Bái - Những ngày cuối cùng của tháng Giêng, tại những cánh rừng thuộc xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, người H'Mông nô nức tổ chức “Lễ cúng Thần rừng” hay còn gọi là “ăn Tết muộn” để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Để bảo vệ rừng cũng như phát huy phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người H'Mông, hàng năm nhân dân trong xã đều tổ chức “Tết rừng”. Đây là một nghi lễ truyền thống lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với đồng bào ở Nà Hẩu.
Xã Nà Hẩu được bao trọn bởi khu rừng nguyên sinh với đa dạng các hệ động, thực vật. Điều này đã góp phần tạo nên nét văn hóa đặc biệt cho nơi đây.
Bên cạnh các nghi lễ thờ cúng, người dân nơi đây ngoài rước các lễ vật tế thần còn rước ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có mặt tại cánh rừng thôn bản Tát vào ngày 9.3, PV Báo Lao Động ghi nhận đông đảo người dân và du khách thập phương đổ về tham dự Tết rừng của bà con xã Nà Hẩu.
“Lễ cúng Thần rừng” chứa đựng tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào H'Mông đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Theo quan niệm của người H'Mông, những cánh rừng là nơi chở che dân bản tránh gió, tránh lũ ống, lũ quét, cho dân bản sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng. Giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm.
Do vậy, lễ vật tế thần rừng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước nhiều ngày.
Sau nghi thức tế thần, thầy cúng sẽ là người thay mặt dân bản cầu cho mưa thuận gió hòa để người dân yên tâm làm việc. Đặc biệt, sau Tết rừng, để tạ ơn thần rừng, trong vòng 3 ngày, người dân sẽ không được phép đi vào rừng.
Nghi thức cúng thần rừng được thực hiện nghiêm túc, trang nghiêm.
Anh Giàng A Nắng (thôn bản Tát, xã Nà Hẩu) cho biết: “Năm nay Tết rừng của người dân chúng tôi tổ chức to hơn mọi năm và sang năm sẽ còn tiếp tục mở rộng. Đây là hoạt động nhằm giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa được truyền qua nhiều đời của người H'Mông Nà Hẩu. Do vậy mọi người dân ở các thôn đều tham gia hoạt động này“.
Bên cạnh Tết rừng còn có hoạt động trồng cây để kích cầu du lịch của xã Nà Hẩu.
Thông thường, sau khi thực hiện hoàn tết các lễ nghi, người dân sẽ thực hiện ăn uống, thụ lộc ngay trong rừng. Nhưng do khu vực cúng nhỏ nên sẽ tổ chức ở bãi đất trống gần đó. Ảnh: Đinh Đại

This browser does not support the video element.

Ghi nhận của PV tại khu vực tổ chức Tết rừng của xã Nà Hẩu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn