MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Về làng mỳ Chũ đặc sản Bắc Giang ngày cận Tết

Nguyễn Kế LDO | 13/01/2023 09:30

Mỳ Chũ - đặc sản của miền đất Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhắc đến là món ngon với giá bình dân mà nhiều gia đình Việt ưa chuộng trong các mâm cỗ ngày Tết.

Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ được biết đến là “vương quốc vải thiều”, mà còn có nghề thủ công truyền thống nổi tiếng với sản phẩm mỳ Chũ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền. Ảnh: Nguyễn Kế
Chạy dọc theo quốc lộ 31 đi về phía đông, khoảng 40km là tới làng Thủ Dương - nơi có hơn 300 cơ sở sản xuất mỳ Chũ Lục Ngạn, chiếm tới 85% số hộ dân của làng. Ảnh: Nguyễn Kế
Mỳ gạo Chũ là sản phẩm thơm ngon, sợi mì dai giòn, tạo cảm giác vô cùng ngon miệng. Ảnh: Nguyễn Kế
Có lẽ, điều khác biệt làm ra loại mỳ Chũ nổi tiếng khắp vùng đó chính là mạch nguồn nước ngầm trong lành của vùng quê cùng với đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm hơn 60 năm của một làng nghề truyền thống và cả những nguyên liệu đặc sản gạo quê của vùng núi Lục Ngạn. Ảnh: Nguyễn Kế
Ông Nguyễn Văn Nam – Chủ nhiệm HTX mỳ Chũ Nam Thể chia sẻ: Để có được sợi mỳ Chũ mỏng manh và dẻo dai như lá lúa non, người nghệ nhân làm mỳ phải đổ nhiều mồ hôi công sức. Mì Chũ sau khi được phơi khô, đủ nắng sẽ có màu trắng, trong, khô và đặc biệt sẽ có màu gạo tự nhiên. Sản phẩm cuối cùng sẽ được người ta đóng gói thận trọng và bán ra thị trường. Ảnh: Nguyễn Kế
Từ tờ mờ sáng, người nghệ nhân đã phải dậy sớm đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng. Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người làm, mỗi người thạo một khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mỳ đều đặn… Ảnh: Nguyễn Kế
Được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên dù không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, hàn the… nhưng Mỳ Chũ vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon hơn nhiều loại mỳ khác. Ảnh: Nguyễn Kế
Hiện nay, Mỳ Chũ không chỉ được người tiêu dùng các tỉnh trong cả nước ưa chuộng mà còn có mặt ở những thị trường nước ngoài như các nước Trung Quốc và các nước Tây Âu. Ảnh: Nguyễn Kế
Hiện bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mỳ gạo, trong đó Hội sản xuất Mỳ Chũ đã sản xuất và tiêu thụ 10 tấn mỳ, giá trị thu được của làng nghề gần 8 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Kế
Những ngày giáp Tết nguyên đán 2023 làng nghề sản xuất mỳ Chũ hoạt động tăng ca liên tục phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Ảnh: Nguyễn Kế

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn