MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vịt cỏ - quà biếu ý nghĩa trong lễ Vu Lan của người vùng cao

Sơn Việt - An Trịnh LDO | 30/08/2023 09:58

Lễ Vu lan là dịp để con cháu tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức ở nhiều địa phương trong nước. Ảnh: Sơn Việt.
Với người Nùng An (Cao Bằng), vào dịp này, mọi nhà lại rộn ràng đón lễ Vu lan, coi như một ngày Tết. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của bà con.
Rằm tháng 7 cũng là dịp người người đi sắm sửa mâm cỗ cúng gia tiên, món quà ý nghĩa để báo hiếu cha mẹ, tri ân đấng sinh thành. Năm nay giá thịt vịt dao động khoảng 120 - 150 nghìn đồng/kg.
Những con vịt béo tròn, khoẻ mạnh sẽ được ưu tiên chọn lựa. Người dân làm thịt vịt tương đối cầu kỳ. Vịt sau khi được chao (rán) qua mỡ nóng sẽ đem luộc rồi chặt miếng xếp lên đĩa. Nước luộc vịt cho thêm rau răm, chan với bún hoặc phở tươi. Với cách làm này, thịt vịt vừa ngấm gia vị, thơm mềm mà canh bún vẫn có vị ngậy đặc trưng.
Về văn hóa tín ngưỡng của người Nùng, Tày, trong sách Tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền Việt Nam (Nhà xuất bản Tri thức ấn hành, năm 2018), GS Ngô Đức Thịnh viết: Một số nơi, cùng với dịp 14.7, còn có tục “pây tái”, tức về ăn tết bên ngoại.
Trong ngày này, vợ chồng con cái mang bánh trái, vịt sống về ăn tết bên ngoại.
Trong phiên chợ, ngoài cảnh tấp nập buôn bán, mua sắm trà quả cũng có không ít hình ảnh những người lao động trĩu gánh mưu sinh với mong mỏi 1 lễ Vu lan đủ đầy trọn vẹn.
Hoa cúc vàng là một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong phiên chợ ngày Vu lan.
Dù đi các nơi, thăm thú nhiều chỗ, phong tục mỗi vùng đất, mỗi dân tộc khác nhau nhưng tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên trong ngày rằm tháng 7 đều hàm chứa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà ai ai cũng nên giữ gìn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn