MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vòng thành Đá Trắng ở Bà Rịa - Vũng Tàu khai quật được những gì?

Thành An LDO | 19/04/2022 18:12

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 19.4, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh đã có báo cáo kết quả thăm dò, khai quật sơ bộ tại di chỉ Vòng thành Đá Trắng - ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, để các nhà khoa học đánh giá, có cái nhìn toàn diện về di chỉ này.

Di chỉ Vòng thành Đá Trắng được đánh giá có diện tích hơn 4ha, có cấu trúc hình vuông với chiều dài mỗi cạnh hơn 200m, được phát hiện trên địa bàn ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc từ năm 2002 (nằm trong vùng đỏ nhìn từ trên cao). Ảnh: VKHXH
Việc khai quật sơ bộ đã phát hiện nhiều đoạn tường thành. Ảnh: T.A
Nhiều đoạn tường thành bằng đá tổ ong vẫn còn nguyên vẹn, chìm trong lớp đất cát. Ảnh: T.A
Ở nhiều nơi dọc theo vết tường thành đã khai quật, lớp đá tổ ong của tường thành còn trồi lên khỏi mặt cát. Ảnh T.A
Cùng một vị trí được cho là khu bếp, khu sinh hoạt của những người sinh sống trong thành kèm với nhiều hiện vật. PGS-TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam (nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học) đánh giá, tuy diện tích di chỉ là nhỏ (chỉ khoảng 4 ha) nhưng đã có những kết quả lớn đối với ngành khảo cổ. Việc khoanh được vùng để xác định quy mô, cấu trúc của thành trong di chỉ là cố gắng rất lớn của đội ngũ khảo cổ.
Nơi này có khá nhiều mảnh vỡ đồ gốm sứ, cùng với cả vỏ một số loại ốc, hàu ... có trong khu vực. Ảnh: T.A
Nhiều mảnh vỡ thu được là gốm sứ đến từ Trung Quốc.
Có cả đồ gốm Đại Việt, và đồ gốm Thái Lan.
Và cả đồ gốm của văn hóa Champa... cùng với những vật dụng sinh hoạt, sản xuất khác.  PGS-TS Tống Trung Tín nhận định, với niên đại từ cuối Thế kỉ XV đến Thế kỉ XVII,  điều này thể hiện đời sống người trong thành khá phong phú, cùng với sự giao thương và gặp gỡ của nhiều văn hóa khác nhau.
Có nơi còn phát hiện dấu tích than tro, cùng với nhiều hạt gạo đã cháy thành than.
Còn bên ngoài khu vực tường, đội khảo cổ đã phát hiện di tích vòng hào bao quanh tường thành.
Trên cơ sở những phát hiện, đội ngũ đã phục dựng sơ bộ hình ảnh 3D của khu di chỉ này. PGS-TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học nhận định, đây là một di chỉ còn được nhận diện toàn bộ nhất. Là địa phương có bề dày về di tích khảo cổ học, mong rằng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự hỗ trợ  đối với di chỉ này để bảo tồn và phát triển văn hóa. Các đơn vị khảo cổ, bảo tàng, Sở Văn hóa - Thể thao cũng nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để có cơ sở khoa học trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn