MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đồ họa: Khương Duy

3 loại tranh chấp đất đai chủ yếu hiện nay

Tuyết Lan (T/H) LDO | 01/04/2023 10:00

Đất đai là loại tài sản có giá trị lớn. Hiện nay việc tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều. Dưới đây là một số dạng tranh chấp đất đai thường gặp. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất với các bên khác. Tranh chấp đất đai mang phạm vi rất rộng. Cụ thể có thể kể đến các dạng tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

- Tranh chấp đòi lại đất: Đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Tranh chấp liên quan đến đất

- Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Việc xác định các dạng tranh chấp đất đai này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết: Cụ thể sẽ giúp người dân nắm rõ được hồ sơ, quy trình giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai. Và các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tiếp nhận hồ sơ để tiến hành giải quyết theo đúng trình tự tranh chấp đất đai.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn