MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

Tuyết Lan (T/H) LDO | 27/05/2023 11:26

Hiện nay đất tái định cư được cấp cho người dân bị thu hồi trên cả nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được quy định, thủ tục tách sổ đỏ đất tái định cư. 

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

Luật Đất đai hiện hành không có quy định về việc không cho phép tách sổ đỏ đối với đất tái định cư. Theo đó, người sử dụng đất này hoàn toàn có các quyền sử dụng đất như đối với đất ở thông thường khác, trong đó có tách sổ đỏ.

Tuy nhiên, việc tách sổ đỏ đất tái định cư chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách sổ đỏ đất tái định cư cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án.

- Đất còn thời hạn sử dụng.

- Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Hồ sơ, thủ tục tách sổ đỏ đất tái định cư thế nào?

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Thủ tục thực hiện:

Việc tách sổ đỏ đất tái định cư chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồ họa: Tuyết Lan

Bước 1: Nộp hồ sơ.

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

- Nếu không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất:

Trường hợp địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện.

Trường hợp địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Lưu ý: Người nộp hồ sơ phải đề nghị bộ phận tiếp nhận ghi và đưa cho giấy tiếp nhận và trả kết quả nếu không thấy bộ phận tiếp nhận hồ sơ đưa cho giấy này.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu.

Bước 4. Trả kết quả.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn