MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc đánh thuế nhà và đất thứ hai tiếp tục có nhiều ý kiến trái chiều (ảnh minh họa). Ảnh: Phan Anh

Lúng túng giải pháp đánh thuế để tránh hiện tượng đầu cơ bất động sản

Duy My LDO | 17/05/2023 08:22
Tại một số quốc gia trên thế giới, việc đánh thuế nhà, đất thứ hai đã được áp dụng từ lâu nhưng ở Việt Nam việc có nên đánh thuế hay không vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

Đánh thuế nhà thứ hai có giải quyết được đầu cơ biệt thự bỏ hoang?

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT, khi giá một số bất động sản tăng lên, Nhà nước không thu thêm được ngân sách, mà chủ yếu, người hưởng lợi lại là người sở hữu nhà, đất.

Việc tăng tỉ suất thuế, định giá đúng thửa đất là việc Nhà nước phải làm, có như vậy, mới “hãm” được tình trạng đầu cơ đất đai và tăng thu cho ngân sách. Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề đánh thuế biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, việc áp thuế phải là chính sách cần nhìn nhiều mặt.

“Nếu đánh thuế thì cần tiêu chí thế nào gọi là biệt thự bỏ hoang? Chủ của những căn biệt thự có thể lách luật bằng cách thuê một người khác, thậm chí đăng kí tạm trú cho họ ở đấy để căn biệt thự này không bỏ hoang. Vậy chỉ đi theo chính sách đi vào biệt thự bỏ hoang thì liệu chúng ta có làm được hay không? Nhà tạo lập chính sách cần tập trung vào điều đó” - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT nhận định.

“Việc thu thuế bất động sản thứ 2 trở đi là bài toán phức tạp, do đó cần tính toán cụ thể bởi có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lí của nhà đầu tư” - ông Kiệt Võ, Trưởng bộ phận Tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam cho biết.

Bộ Tài chính: “Chưa phù hợp thực tiễn Việt Nam”

Tại một số quốc gia trên thế giới, việc đánh thuế nhà, đất thứ hai hay nhà đất thứ hai đã được áp dụng từ lâu.

Tại Thượng Hải, Trung Quốc, người dân sẽ phải chịu khoản thuế thường niên với bất động sản thứ hai từ 0,4 - 0,6% giá trị tại sản.

Tại Anh, người dân chịu khoản phụ phí 3% trên khung giá với bất động sản thứ hai.

Tại Việt Nam, câu chuyện đánh thuế nhà, đất thứ 2 đã từng được nêu ra. Trước đó, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc đánh thuế này là chưa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Bởi tại Việt Nam, các giao dịch mua bán bất động sản chủ yếu thực hiện trên hệ thống văn bản, giấy tờ, việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn hạn chế, do đó, việc xác định sở hữu nhà, đất ở thứ 2 trở đi của tổ chức, cá nhân là phức tạp.

Lí giải cho việc trên, đại diện Bộ Tài Chính cho biết: Trên thực tế, giá trị nhà ở, đất ở có sự chênh lệch rất lớn, nếu đánh thuế đối với nhà, đất ở thứ 2 thì sẽ có trường hợp nhà, đất có giá trị không lớn lại thuộc đối tượng chịu thuế và nhà, đất có giá trị lớn lại không thuộc đối tượng chịu thuế.

Hoặc trường hợp người chỉ có một nhà ở, đất ở diện tích lớn hoặc giá trị lớn thì không bị đánh thuế, trong khi người có 2 nhà ở, đất ở đều có diện tích hoặc giá trị nhỏ lại bị đánh thuế. “Điều này không đảm bảo công bằng xã hội, không đáp ứng được mục tiêu ban hành của chính sách thuế là nhằm điều tiết hợp lí thu nhập của một bộ phận tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng đất có giá trị lớn hoặc có nhiều nhà, đất” - Bộ Tài chính nêu rõ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn