MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Để phát triển du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên cần phải đào tạo lại để có trình độ ngoại ngữ đa dạng và giỏi kiến thức thực tế. Ảnh minh họa, nguồn: Ybox.

Bao giờ cho kịp xứ người?

NGUYỄN TRUNG HIẾU LDO | 12/10/2017 06:45
Du lịch Việt Nam trong các năm gần đây có sự tăng trưởng lượt khách quốc tế đến ổn định (trung bình khoảng 11%/năm). Riêng năm 2016, con số này đã đạt kỷ lục 10 triệu khách, giúp tăng trưởng vượt lên 26%.

6 tháng đầu năm 2017 cũng đã có bước tăng trưởng lạc quan, khách quốc tế đến nước ta đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Đánh giá năng lực cạnh tranh, do Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF xếp hạng, chỉ số của Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN, năm 2017 ngành du lịch nước ta có sự tăng bậc đáng kể ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ đánh giá về “Môi trường thuận lợi”, Việt Nam đứng trên nhiều nước, trong đó có Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào…

Tuy vậy, những yếu tố tiên quyết làm bệ đỡ cho ngành du lịch VN phát triển thì ta lại xếp hạng thấp nhất trong khu vực ASEAN; thấp hơn mức trung bình Đông Á và Đông Nam Á. Ví dụ như, chính sách và điều kiện thuận lợi VN xếp hạng 105, trong khi Indo thứ 5, Lào - 63 và Campuchia - 60…

Hay ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng, VN xếp thứ 113, trong khi Thái Lan là 16, Lào - 86 và Campuchia - 102…

Với dự kiến tốc độ tăng trưởng trong năm 2016 (cao nhất) thì du lịch Việt Nam sẽ mất 25 năm để theo kịp Thái Lan; và 28 năm để ở vị trí Nhật Bản hiện nay…

Bà Phạm Ngọc Thủy - Phó Tổng thư ký Tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF) nhận định, nguyên nhân thực trạng trên là do ngành du lịch VN đang thiếu một “nhạc trưởng”; vai trò của Ban chỉ đạo Quốc gia về Du lịch chưa thể hiện vị trí trung tâm, để chỉ đạo và điều hành toàn bộ kế hoạch và chiến lược chung của ngành Du lịch. Đặc biệt du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, cho nên rất cần vai trò của Chính phủ tác động mạnh vào và cũng như làm chất keo kết dính mối quan hệ phối hợp giữa các ban ngành và các địa phương khác.

Như vậy để nhanh chóng “đuổi kịp và vượt” các nước trong khu vực, thì ngành du lịch VN không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải nhanh chóng xóa những nhược điểm nêu trên, trong đó cần phải tính toán việc phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, tập trung sử dụng có ích nguồn tài chính, nguồn lực cho đầu tư quảng bá - xúc tiến du lịch…

Hơn hết, nguồn nhân lực, kể cả đội ngũ quản lý, vốn đang là vấn đề lớn, cản bước phát triển của ngành du lịch, thì cần phải đào tạo lại hoàn toàn, trong đó đội ngũ HDV có trình độ ngoại ngữ đa dạng và giỏi kiến thức thực tế…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn