MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Viettravel.

Đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn đến 2100

NHẬT HỒ LDO | 25/09/2017 06:45

ĐBSCL từ lâu được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng. Có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Là nơi trú ngụ của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam. Toàn vùng đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, trong đó đáng kể nhất là đóng góp đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước.

Gọi là vùng đất đồng bằng, nhưng nơi đây vẫn có núi, có sông, có biển, có đường biên giới, có vùng bán sơn địa, có hải đảo… và dĩ nhiên có hàng loạt những khu công nghiệp nặng lẫn công nghiệp năng lượng. Nắng, gió đồng bằng là một tiềm năng lớn để phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà cụ thể là điện gió, điện mặt trời.

Vùng đất của sông ngòi chằng chịt với những chế độ dòng chảy khác nhau từng tiểu vùng do hai mặt giáp biển. Ảnh hưởng của triền biển Đông lẫn biển Tây mà hàng đêm trên bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam đều nêu: Từ Quảng Ngãi đến Mũi Cà Mau; từ Cà Mau đến Kiên Giang…

Thiên nhiên vốn công bằng, đem đến vùng đất này trù phú nhưng thời gian qua cũng lấy đi không đất đai, nhà cửa, thậm chí sinh mạng của người dân. Đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với những biểu hiện, tác động hiện hữu, cực đoan về hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún…

Thủ tướng Chính phủ chính thức thông báo sẽ có một hội nghị “Định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” diễn ra tại Cần Thơ. Dự kiến khoảng 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự sẽ có các phiên thảo luận chuyên đề như tổng quan về thách thức, cơ hội, giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL; quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng và cơ chế điều phối vùng; chuyển đổi sinh kế bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai, chống sụt lún, sạt lở; nhu cầu phát triển và nguồn lực…

Quy hoạch phát triển ĐBSCL trước thách thức của biến đổi khí hậu là cụm từ không mới, bởi trước đó đã có nhiều quy hoạch cho vùng đất này. Tuy nhiên, lần này Chính phủ sẽ có định hướng phát triển lâu dài cho ĐBSCL mà tầm nhìn định hướng đến 2100.

ĐBSCL hướng đến năm 2100 sẽ mở lối đi cho mảnh đất trời Nam.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn