MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giai đoạn mới, cách làm phải mới

TRUNG HIẾU LDO | 28/07/2018 06:51

Tháng 10 tới đây tròn 30 năm Việt Nam mở cửa đón làn sóng đầu tư nước ngoài. Tính đến nay, toàn quốc đã thu hút được gần 26.000 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 326,3 tỉ USD, trong đó 84% đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Riêng trong 6 tháng năm 2018, cả nước thu hút được 1.362 dự án cấp mới, 507 dự án điều chỉnh với tổng vốn đăng ký là hơn 20 tỉ USD.

Chuyển giao công nghệ ở khu vực FDI vẫn chưa đạt mục tiêu. (Ảnh minh họa: Sản xuất thiết bị di động trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy của Samsung) - Nguồn: Báo Đầu tư
Bộ KHĐT cho biết, sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước; là nguồn vốn bổ sung quan trọng, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực FDI đóng góp gần 8 tỉ USD, chiếm 14,4% tổng thu ngân sách. Trong đó, 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông.

Tuy vậy, hội thảo về “Thu hút và chuyển giao công nghệ trong khu vực đầu tư nước ngoài” do Bộ KHĐT phối hợp tổ chức mới đây đưa nhận định, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thì yếu tố chuyển giao công nghệ trong khu vực này chưa như mong muốn. Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Thế Phương, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỉ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. Hơn nữa FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị; chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa đạt kỳ vọng. Hơn hết, một số DN có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế và vi phạm các quy định về xử lý môi trường.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu. Để đạt được yêu cầu này, trong giai đoạn mới, các chuyên gia cho rằng, vai trò khá quan trọng của cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, để triển khai cần các quy định cụ thể cũng như sự vào cuộc của các bộ, ngành cũng như địa phương cần đồng bộ, mang lại hiệu quả thực chất cao hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn