MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, nội lực công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Ảnh: Kh.V

Ngọn và gốc

CAO HÙNG LDO | 14/12/2018 07:48
Ngày 7.12 vừa qua, tại một hội thảo bàn về hình thành một trung tâm đồ gỗ và nội thất thế giới tại VN.

Thông tin cho biết, VN hiện có rất nhiều lợi thế để có thể đưa xuất khẩu đồ gỗ VN lên hàng thứ 2 thế giới và xây dựng VN thành trung tâm đồ gỗ - nội thất của thế giới… Đặc biệt, việc xảy ra đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tạo cho VN cơ hội để phát triển ngành gỗ hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, hiện nhiều người đang đổ dồn vào các lợi thế “phần ngọn” để thấy ngành gỗ VN đang rất phát triển, mà chưa chú trọng bàn về thực hiện cái “phần gốc” hết sức căn bản, quyết định sự phát triển bền vững ngành gỗ trong tương lai.

Tháng 10.2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTg, phê duyệt đề án “Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng”. Mục tiêu của đề án là quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học... thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Ngoài ra, chính sách này nhằm thực hiện quản lý rừng bền vững, đáp ứng tối thiểu khoảng 80% nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu; nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành lâm nghiệp.

Đề án định hướng việc quản lý 7,2 triệu hécta rừng bền vững, tiến đến công nhận chứng chỉ rừng hợp pháp tại VN, đồng thời hình thành tổ chức trong nước để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của VN và thế giới. Duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000ha (88.000ha rừng tự nhiên, 147.000ha rừng trồng).

Giai đoạn 2018-2020 xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình, ban quản lý rừng phòng hộ. Trên cơ sở đó, dự kiến giai đoạn 2020-2030 Nhà nước sẽ tổ chức cấp chứng chỉ cho 1 triệu hécta rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình, ban quản lý rừng phòng hộ.

Đề án quản lý rừng nêu trên chính là “cái gốc” để VN trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - xuất khẩu đồ gỗ, nội thất. Một khi không chú trọng cái gốc là nuôi trồng, quản lý rừng bền vững, thì mọi mơ ước về một ngành kinh tế từ rừng tại VN cũng… bằng không.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn