MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tầm nhìn Thủy lợi

LỤC TÙNG LDO | 20/09/2018 07:15
Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (DA) đang làm nóng dư luận khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do liên quan đến môi trường, sinh kế... nhiều người.

Vì lẽ này, thuận cũng nhiều mà “chống” cũng không ít. Việc DA có tầm ảnh hưởng trên 900.000ha đất tự nhiên thuộc 6 tỉnh, thành phố vùng Bán đảo Cà Mau, có vốn đầu tư lớn (giai đoạn 1 hơn 3.000 tỉ đồng) đón nhận nhiều ý kiến phản biện sẽ rất tốt trong bối cảnh ĐBSCL đang thiếu bức tranh quy hoạch tổng thể thích ứng với biến đổi khí hậu, tác động của con người ở thượng lưu và nội sinh...

Báo cáo của nhóm chuyên gia từ Đại học Cần Thơ cho rằng, cần nghiên cứu kỹ và không nên thực hiện bởi khả năng để lại nhiều hệ lụy đến môi trường, sinh thái, sinh kế của người dân trong vùng DA. Tuy nhiên, TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về thủy lợi và tài nguyên nước - cho rằng: “Quan điểm xuyên suốt của nhóm này là nhìn nhận DA được thực hiện với quan điểm ngọt hóa vùng Bán đảo Cà Mau, như đã từng có đề xuất trước đây với mục đích là gia tăng sản xuất lương thực mà trọng tâm là lúa. Do đó, các đánh giá luôn nhìn nhận các đề xuất của DA là công trình cống, dẫn đến ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh thái... Trong khi đó, tư tưởng chủ đạo của DA là lấy nguồn nước và hệ sinh thái của nó làm nền tảng để đề xuất định hướng sản xuất, các giải pháp nêu ra chỉ nhằm hỗ trợ/giúp sản xuất trong vùng chủ động hơn trong bối cảnh hiện tại, tương lai, cũng như các tác động của thượng nguồn.

Ngoài ra, theo TS Trường, báo cáo phản biện của nhóm ĐH Cần Thơ có xu thế khuyến khích “tự cung, tự cấp” để người dân tự thực hiện, tự tác động vào môi trường tự nhiên... Điều này cần phải xem xét đối chứng lại với chủ trương liên kết vùng, chuỗi giá trị của sản phẩm, hiện đại hóa… Vì vậy nhiều người đồng tình với quan điểm của PGS-TS Lê Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ - “Bất cứ can thiệp nào vào tự nhiên đều có tác động. Vấn đề là cái được nhiều hơn cái mất thì phải ủng hộ. Lãnh đạo ĐH Cần Thơ thống nhất ủng và đồng hành cùng DA này”. Đây cũng là nguyện vọng thiết tha của lãnh đạo nhiều địa phương trong vùng.

Nông nghiệp ĐBSCL có được sự trù phú như ngày nay phần lớn nhờ các hệ thống công trình thủy lợi, vì thế cần cân nhắc hết sức, đừng vì cái hại nhỏ, trước mắt mà bỏ đi cơ hội thay đổi diện mạo theo hướng phát triển ổn định của một vùng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn