MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
"Cuộc chiến" sống còn giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ảnh: Tô Thế

Bao giờ Nghị định thay thế Nghị định 86 mới được ban hành?

Tiến Nguyễn LDO | 19/11/2019 11:50
Trải qua gần 4 năm với 12 lần trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay, Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô vẫn chưa được ban hành, khiến công tác quản lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, và câu hỏi đặt ra, đến bao giờ nghị định mới được ban hành (!?).

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải bằng ôtô hiện nay, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực vận tải phải nhanh chóng thay đổi để có cơ sở pháp lý, quản lý một cách hiệu quả.

Thực tế đã chứng minh, thời gian qua, do các văn bản pháp lý không theo kịp được sự phát triển của ngành vận tải, đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng những "lỗ hổng" đó "lách luật" hoạt động trá hình, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Điển hình nhất là việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các xe khách chạy tuyến cố định và xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định, hay sự ra đời của taxi công nghệ tạo ra "cuộc chiến" sống còn giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ, mà đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Trước những bất cập đó, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, nhằm ổn định thị trường kinh doanh vận tải, quản lý hiệu quả, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy thị trường vận tải từng bước đi lên, đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước.

Thế nhưng, trải qua gần 4 năm với 12 lần trình Thủ tướng Chính phủ, đến nay Nghị định thay thế Nghị định 86 vẫn chưa được thông qua. Vậy đâu là nguyên nhân?

Có thể thấy, Bộ Giao thông Vận tải đã rất tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định. Tuy nhiên, công tác tiếp thu, chỉnh sửa Nghị định còn nhiều hạn chế, nhất là các vấn đề cốt lõi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý của ngành vận tải.

Mặc dù, Bộ Giao thông Vận tải đã cử đoàn công tác đi học tập công tác quản lý vận tải của các nước phát triển hiện nay, nhưng việc cải tiến, áp dụng tính ưu việt trong quản lý vận tải của những nước đó đối với việc quản lý vận tải ở Việt Nam thì còn nhiều bất cập. Điều này có thể tiếp tục tạo ra những "lỗ hổng" pháp luật, giúp các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không chân chính "lách luật", tạo lợi ích nhóm ngày càng lớn hơn trong xã hội.

Gần đây nhất, Hiệp hội taxi Hà Nội đã phải gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ trình bày về những nội dung chưa phù hợp, còn tồn tại, chưa tiếp thu đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, như sau: Bộ Giao thông Vận tải cắt bỏ các quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực vận tải là không phù hợp, ngành vận tải nên coi "Tính mạng con người là trên hết".

Bên cạnh đó, kết nối - chia sẻ và liên thông dữ liệu trong quản lý vận tải cũng rất quan trọng. Ở các nước phát triển, chính việc kết nối chia sẻ và liên thông giữ liệu đã giúp công tác quản lý vận tải hiệu quả hơn, nhà nước giảm tối đa chi phí quản lý, nguồn nhân lực, tăng thu ngân sách, mà điển hình là việc các tuyến phố Cảnh sát giao thông rất ít phải đứng đường làm công tác xử lý, điều tiết giao thông.

Triển khai quản lý vận tải bằng công nghệ, lắp đặt camera, kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu, những vấn đề cốt lõi, phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo quản lý hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa thủ tục hành chính, một việc "ích nước, lợi nhà" như vậy sao không được triển khai thực hiện.

Và câu hỏi đặt ra, đến bao giờ Nghị định thay thế Nghị định 86 mới được ban hành?  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn