MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa, nguồn: Thương gia Online.

Bong bóng!

ANH ĐÀO LDO | 19/05/2018 06:52
Tồn kho bất động sản (BĐS) ở tất cả các phân khúc với tổng giá trị rất lớn, giảm giá tới 30% bán vẫn không ai mua. Dư nợ có liên quan BĐS lên đến hơn 1 triệu tỉ đồng. 

Nhiều khoản vay đã trở thành nợ xấu cộng với lãi suất vay rất cao đang là gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp (DN). 

Đây là những gì xảy ra trong cuộc khủng khoảng BĐS 2009-2010. Thậm chí, tới 2012, nợ xấu BĐS lên tới 28.000 tỉ đồng. Riêng tại TPHCM, 14.000 căn hộ tồn kho.

Và những hậu quả này đang là nhãn tiền, của hôm nay, khi các khuyến cáo mang tính báo động về bong bóng BĐS liên tục được đưa ra. “Hiện Việt Nam đã có 8 trên 10 dấu hiệu của bong bóng BĐS” - lời Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế trung ương Trần Kim Chung. 

Hay con số cho thấy giá đất tăng theo cấp số nhân: “Khi có thông tin Bắc Vân Phong trở thành đặc khu, tôi được biết miếng đất đó được rao 40-50 triệu đồng. Cũng miếng đất đó năm ngoái được rao tới 400-500 triệu đồng. Đến đầu năm nay, vẫn chính miếng đất đó giờ có giá 5,5 tỉ đồng, tức là tăng 100 lần” - ví dụ thực tế của Phó Chủ tịch Sen Group Phạm Thành Hưng.

Cần phải tính thêm một con số nữa vừa được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - TS Nguyễn Đức Kiên đề cập: Một câu hỏi mà các nhà soạn thảo luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là đầu tư 1,1 triệu tỉ đồng đến 1,4 triệu tỉ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?

Tiền đang đổ rất nhiều vào BĐS, dấu hiệu đầu cơ cũng quá rõ ràng với những cơn sốt đất khắp mọi miền đất nước, nhất là 3 đặc khu kinh tế. Có lẽ, bong bóng đã thành hình rồi chứ không chỉ là nguy cơ, không chỉ dấu hiệu nữa.

Và có vẻ như tiền bạc và đầu cơ đang khiến quản lý nhà nước chạy đuổi theo sau trong khi mọi biện pháp quản lý đang gần như vô hiệu trước bong bóng.

Hôm qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - TS Nguyễn Đức Kiên có nói đến một thực tế kinh khủng, rằng: 97% giao dịch đất tại các khu vực dự kiến trở thành đặc khu kinh tế không phải là đất ở mà là đất nông nghiệp, đất rừng. Điều này có nghĩa quá trình đền bù đất sau này sẽ theo đơn giá đất nông nghiệp và đất rừng, chứ không phải theo giá đất đang bị các cò đất tại các đặc khu thổi lên vù vù lên tới 50-60 triệu đồng/m2.

Điều gì sẽ xảy ra sau đó nữa? Phá sản, kiện cáo, nợ nần...

Lợi ích của đặc khu là gì chưa ai trả lời được, nhưng quản lý yếu kém đang khiến chúng thành ngòi nổ cho bong bóng mà những hậu quả thì chúng ta đã có quá nhiều bài học thực tiễn. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn