MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Lê Kông

Cán bộ hãy đặt mình vào vị trí người dân thay vì đùn đẩy việc do sợ sai

Hoàng Văn Minh LDO | 16/07/2023 11:59

Cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm do sợ sai giờ như bệnh mãn tính lây lan xuống từng địa phương, đến tận cấp phường xã, trước sự bất lực của không ít người đứng đầu.

Tháng trước là trên diễn đàn Quốc hội, còn mấy hôm nay là ở các phiên họp HĐND của các địa phương, ở đâu cũng nghe lãnh đạo tỉnh, thành than vãn chuyện cán bộ của mình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm do sợ sai.

Lấy ví dụ như Thừa Thiên Huế, tại kỳ họp lần 6, khoá VIII, HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026, khai mạc ngày 13.7, cả ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh uỷ và ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh đều đã chỉ ra và thừa nhận một thực trạng: Chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, thiếu trách nhiệm, gây ách tắc, chậm trễ trong giải quyết công việc.

Và theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương thì đây là một trong những lý do dẫn đến việc kinh tế của địa phương này chưa phát triển như mong muốn trong 6 tháng đầu năm 2023.

Hay tại Đà Nẵng, trong hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, khai mạc ngày 12.7, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cho biết tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không làm đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình thực thi công vụ đã ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra là một “lực cản”. Và ông "đề nghị các đại biểu dự hội nghị đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng này”.

Giải pháp khắc phục tình trạng này, thời gian qua từ Trung ương đến địa phương đưa ra cũng rất nhiều. Mới nhất là Bộ Nội vụ đang làm dự thảo Nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Trước đó, tỉnh Thanh Hoá, với một Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh cho biết sẽ kiên quyết đề xuất điều chuyển, thay thế những cán bộ, công chức, viên chức có năng lực yếu kém, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được cấp có thẩm quyền giao.

Là văn bản thể hiện tính nghiêm minh và sốt ruột của người đứng đầu, chứ thực tế, để xác định hay “bắt tận tay, day tận cánh” một cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy công việc vì sợ sai để mà điều chuyển hay loại bỏ họ cũng không hề dễ.

Nhưng có một gợi ý rất đáng để suy ngẫm rồi làm thử là “cán bộ phải đặt mình vào vị trí của người dân, doanh nghiệp để từ đó có cách xử lý linh hoạt, hài hoà trên cơ sở thượng tôn pháp luật”.

Đó là lời của ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng tại kỳ họp HĐND ngày 13.7, khi ông nói về những con số ấn tượng về thu hút đầu tư của địa phương này trong 6 tháng đầu năm 2023 cùng nhiều thành quả liên quan khác, mà ông có đóng góp một phần nhỏ trong đó.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn