MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tử tù Lê Văn Thọ (Thọ “Sứt”, 37 tuổi) bị bắt vào chiều 16/9 tại Hải Dương.

Còn hàng trăm những Thọ "Sứt" đang nằm khám tử hình

Anh Đào LDO | 17/09/2017 10:53

Tử tù dành toàn bộ trí khôn, dành 24h mỗi ngày chỉ để tìm cách trốn. Thọ "Sứt"Nguyễn Văn Tình đã bị bắt lại. Nhưng còn hàng trăm bị án tử hình như Thọ trong các trại giam cả nước.

Năm 2012, con số tử tù chưa thi hành án là khoảng 400 người. Tới 2015, trong báo cáo công tác thi hành án, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã xác nhận con số: Còn 684 bị án tử hình chưa thi hành án. 

Có những bị án 8 năm, có những tử tù 14 năm chưa thi hành án. 

Năm 2015, khi Luật Tạm giam tạm giữ được đưa ra QH, đã có những chi tiết rất choáng trong công tác giam giữ những bị án tử hình (dân gian hay gọi là tử tù)!

ĐBQH Phạm Văn Thường lấy thực tiễn đi giám sát cho biết "mỗi bị án tử hình phải bố trí riêng một phòng giam, bên cạnh đó lại phải bố trí phòng cho 2 phạm nhân khác để theo dõi an toàn của người này, nhưng thực tế, dù theo dõi kỹ vậy, nhiều bị án vẫn tự tử được.

Tướng Nguyễn Đức Chung, năm đó đảm nhiệm GĐ CA Hà Nội cũng nói: Hà Nội có 98 bị cáo có bản án thi hành án có hiệu lực, nhưng Chủ tịch Nước chưa bác đơn nên vẫn chưa thi hành được, người lâu nhất là có án năm 2006, đã bị tạm giam 9 năm.

Hồi ấy, ông Chung có đưa ra một chi tiết rất kinh hoàng về sự quá tải và xuống cấp: Nơi nằm của người bị tạm giữ, tạm giam được lát xi măng rồi rải chiếu. Trại tạm giam của Hà Nội được xây dựng từ năm 1993, lớp xi măng dày 5cm, nhưng đến nay đã bị bào mòn còn khoảng phân rưỡi.

Ôm một lúc mấy chục cái nhà tạm giữ cấp quận huyện, rồi mấy cái trại tạm giam, trong đó có cả những tử tù nằm khám K, chẳng ai muốn, chẳng sung sướng gì.

Nói vậy là để thấu cảm cho những cán bộ chỉ vì sơ sảy đã để xảy ra vụ tử tù vượt ngục ở trại T16 vừa qua.

Hôm qua, tôi đọc tâm sự của một quản giáo 30 năm tuổi nghề, thấy thấm thía quá. Rằng trong vụ tử tù vượt ngục này, ông không tin có việc đồng loã tiếp tay. Không ai dại gì đánh đổi với cái giá là sinh mạng chính trị và ngục tù để "cứu" một tử tù biết chắc sẽ bị bắt lại.

Và nữa, tử tù dành toàn bộ trí khôn, dành 24h mỗi ngày chỉ để nghĩ cách trốn trại.

Huống chi đối với tử tù, việc thi hành án cũng không hề giản đơn. Chẳng hạn kinh phí thi hành án. Như một ví dụ của ông Phạm Văn Thường thì mỗi trường hợp thi hành án tử hình phải đưa từ Lào Cai xuống Sơn La để… tiêm thuốc độc chi phí khoảng từ 200 - 300 triệu đồng, đưa từ Thái Bình vào Nghệ An cũng tốn kém cỡ đó mà quan trọng nhất là không an toàn.

Có vẻ, con số quá lớn những tử tù đang chờ thi hành án đang là một áp lực, một gánh nặng cực lớn mà vụ trốn trại của Thọ "Sứt" chỉ đang nhắc nhở về thực trạng đó mà thôi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn