MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tấm hộ chiếu Malta gợi nhớ câu chuyện về một doanh nhân, một đại biểu Quốc hội đã bằng mọi cách để có nó

Khi các doanh nhân cắp cặp mang tiền đi “tìm" thẻ xanh ở nước ngoài

Anh Đào LDO | 22/11/2019 12:26

Khu vực kinh tế tư nhân sau 20 năm đổi mới có hai điểm mới: "Những tập đoàn tư nhân xuất hiện” trong khi “nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ở nước ngoài”.

Câu chữ trong ngoặc kép là lời TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương tại Hội thảo “20 năm Luật Doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách”.

Xin hãy bắt đầu bằng câu chuyện thời sự. Bà D.H.T, Phó Phòng Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển, Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau đi học nước ngoài quá hạn cho phép vẫn chưa về đơn vị nhận nhiệm vụ.

Theo một quan chức Chi cục, bà T xin phép sang Úc học để “nâng cao trình độ chuyên môn”. Nhưng sau khi quá hạn, dù địa phương đã 3 lần gửi thông báo bằng văn bản đến bà T và gia đình yêu cầu bà T trở về nước và đến đơn vị để trình diện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có phản hồi. Và tình trạng hiện tại là “không liên lạc được”.

Còn quá sớm để nói bà T đã “ra đi”. Nhưng không muộn để nói về câu chuyện “ra nước ngoài”, dẫu một cán bộ nhà nước và một doanh nhân khác, khác xa, khác rất nhiều.

Khác ở chỗ dù cùng là mất mát, nhưng mất một doanh nhân, chúng ta chảy máu chất xám, và còn là sự mất mát tiền bạc, tài sản.

Trở lại câu chuyện của TS Nguyễn Đình Cung. Nguyên Viện trưởng CIEM chỉ ra nguyên nhân chính, rằng quyền tự do kinh doanh vẫn còn bị hạn chế bởi một số ngành vẫn áp dụng nguyên tắc “positive list” (doanh nghiệp chỉ được làm những gì nhà nước cho phép), ví dụ như các ngành tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý…

“Đây là hạn chế trong việc mở ra mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới trong thời đại 4.0. Và tôi cho rằng chúng ta không bắt kịp Trung Quốc về kinh tế số, chuyển đổi số một phần do cách tiếp cận positive list này”, ông Cung nói

Có nghĩa rằng, nguyên nhân cốt lõi, vấn đề cốt tử, rào cản cốt yếu đều chỉ đến từ tư duy quản lý nhà nước. Bên cạnh những thủ tục hành chính hành hạ doanh nghiệp. Bên cạnh chi phí ngoài quy định đang giết chết doanh nghiệp. Bên cạnh... những vân vân và vân vân...

Và trong các nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đặt ra các mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, tăng mức độ an toàn, và giảm bớt rủi ro từ thể chế, chính sách.

Nhưng sự quyết tâm cải cách này sẽ chỉ là hình thức nếu vẫn trên nóng dưới lạnh. Nếu không có chế tài đối với những người thừa hành ở bộ ngành địa phương trong cả tư duy quản lý lẫn trực tiếp là quan hệ với người dân, doanh nghiệp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn