Tuy nhiên, nhiều NĐT trong số này đang phải đối mặt với việc bị thu hồi lại đất và mất hàng trăm triệu đồng tiền đặt cọc do chậm nộp tiền đấu giá đất. Điều đáng nói là việc lấy lại số tiền đã nộp, theo quy định là được hoàn lại, cũng rất khó khăn.
Như đã nói ở trên, tháng 11.2010 gần 80 NĐT đã tham gia đấu quyền sử dụng đất tại thị trấn Trâu Quỳ và xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội và đã lần lượt trúng các lô đất từ A1, B1, B2, B3M, B4, H2, M4.
Theo quy chế đấu giá đất, người tham gia đấu giá sẽ phải nộp khoản tiền đặt cọc 300 triệu đồng/hồ sơ. Nếu trúng thầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo, người trúng giá phải nộp đầy đủ tiền sử dụng đất đúng hạn. Nếu nộp chậm sẽ phải nộp lãi trên số tiền chậm nộp theo lãi vay ngân hàng thương mại. Thời gian chậm nộp không quá 3 tháng kể từ ngày hết hạn.
Sau thời hạn trên nếu chưa nộp tiền, người trúng đấu giá được hoàn lại số tiền đã nộp và không được tính lãi, trượt giá, đồng thời bị phạt tiền (bằng số tiền đấu giá), bổ sung vào ngân sách nhà nước. Như vậy, theo quy định của UBND huyện Gia Lâm thì người trúng đấu giá phải có trách nhiệm nộp tiền, nếu không sẽ bị huỷ kết quả trúng đấu giá và thu lại số tiền đã nộp ban đầu là 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, cộng thêm thị trường BĐS bị đóng băng nên nhiều khách hàng đã không thể thu xếp được tiền để đóng. Vì vậy, ngày 20.3.2012, huyện Gia Lâm đã ra quyết định thu hồi đất và chiếu theo quy định thì các NĐT sẽ bị thu tiền đặt cọc. Theo tính toán sơ bộ của một người tham gia đấu giá, chỉ tính riêng tiền đặt cọc thì tổng cộng số tiền UBND huyện đã thu khoảng 24 tỉ đồng.
Điều đáng nói là, theo phản ánh của một số NĐT, ngay cả với những trường hợp có nhu cầu rút lại tiền và chấp nhận các khoản phạt theo quy định thì việc được nhận lại tiền cũng đang rất khó khăn.
Một NĐT cho biết, cuối năm 2010 chị đã trúng thầu một ô đất biệt thự hơn 300m2 tại khu đất đấu giá 31ha Trâu Quỳ với giá 22,7 triệu đồng/m2. Tổng cộng giá trị căn biệt thự hơn 6 tỉ đồng, trong đó chị đã nộp được 1,3 tỉ đồng (bao gồm 300 triệu tiền cọc phải nộp khi tham gia đấu giá). Tuy nhiên, do không thể thu xếp được đủ tài chính để nộp tiếp theo hợp đồng, chị buộc phải xin rút lại tiền.
Theo nhiều NĐT tham gia đấu giá, họ đã nộp đơn xin rút tiền từ 5 - 6 tháng nay, nhưng lần nào đến hỏi, cán bộ huyện cũng nói là lý do chưa giải quyết được yêu cầu của các NĐT do chưa có cơ chế trả lại tiền cho các trường hợp này. "Việc làm này là trái với quy chế đấu giá mà huyện đã đưa ra lúc ban đầu" - một khách hàng bức xúc nói.
Trao đổi với ông Nguyễn Huy Việt – Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm về vấn đề này, ông Việt thừa nhận có tình trạng này. Theo ông Việt, nguyên nhân là do vừa qua thị trường BĐS giảm sút nên nhiều NĐT không có tiền để nộp. Ví dụ, một lô đất đấu giá trị giá 6-7 tỉ đồng nhưng nhiều người mới chỉ nộp được hơn 1 tỉ đồng. Vì vậy, theo quy chế huyện sẽ phải thu số tiền cọc là 300 triệu đồng và hoàn trả lại cho người mua số tiền đã đóng.
"Tuy nhiên, vấn đề trả lại tiền phải chờ huyện báo cáo lại với thành phố để thành phố kiểm duyệt, bởi vì huyện thu được đồng nào từ tiền đất đấu giá đã nộp hết cho thành phố" - ông Việt nói.
Được biết, năm 2011 Hà Nội mới có 8 quận, huyện tổ chức đấu giá 3ha đất, thu được 522 tỉ đồng, đạt 20% kế hoạch. Trong khi đó, UBND TP.Hà Nội đưa ra kế hoạch đấu giá 30 dự án trên địa bàn thành phố, với diện tích 17ha, ước thu 2.450 tỉ đồng. Nguyên nhân chính việc không hoàn thành kế hoạch là do có tình trạng nhiều hộ đã trúng đấu giá song chậm nộp tiền.
Ngoài ra, do thị trường biến động nên giá đất giảm mạnh vì vậy nhiều người đấu giá không có khả năng tài chính nộp tiếp, một số hộ chấp nhận trả lại đất đã đấu giá.
Như đã nói ở trên, tháng 11.2010 gần 80 NĐT đã tham gia đấu quyền sử dụng đất tại thị trấn Trâu Quỳ và xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội và đã lần lượt trúng các lô đất từ A1, B1, B2, B3M, B4, H2, M4.
Theo quy chế đấu giá đất, người tham gia đấu giá sẽ phải nộp khoản tiền đặt cọc 300 triệu đồng/hồ sơ. Nếu trúng thầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo, người trúng giá phải nộp đầy đủ tiền sử dụng đất đúng hạn. Nếu nộp chậm sẽ phải nộp lãi trên số tiền chậm nộp theo lãi vay ngân hàng thương mại. Thời gian chậm nộp không quá 3 tháng kể từ ngày hết hạn.
Sau thời hạn trên nếu chưa nộp tiền, người trúng đấu giá được hoàn lại số tiền đã nộp và không được tính lãi, trượt giá, đồng thời bị phạt tiền (bằng số tiền đấu giá), bổ sung vào ngân sách nhà nước. Như vậy, theo quy định của UBND huyện Gia Lâm thì người trúng đấu giá phải có trách nhiệm nộp tiền, nếu không sẽ bị huỷ kết quả trúng đấu giá và thu lại số tiền đã nộp ban đầu là 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, cộng thêm thị trường BĐS bị đóng băng nên nhiều khách hàng đã không thể thu xếp được tiền để đóng. Vì vậy, ngày 20.3.2012, huyện Gia Lâm đã ra quyết định thu hồi đất và chiếu theo quy định thì các NĐT sẽ bị thu tiền đặt cọc. Theo tính toán sơ bộ của một người tham gia đấu giá, chỉ tính riêng tiền đặt cọc thì tổng cộng số tiền UBND huyện đã thu khoảng 24 tỉ đồng.
Điều đáng nói là, theo phản ánh của một số NĐT, ngay cả với những trường hợp có nhu cầu rút lại tiền và chấp nhận các khoản phạt theo quy định thì việc được nhận lại tiền cũng đang rất khó khăn.
Một NĐT cho biết, cuối năm 2010 chị đã trúng thầu một ô đất biệt thự hơn 300m2 tại khu đất đấu giá 31ha Trâu Quỳ với giá 22,7 triệu đồng/m2. Tổng cộng giá trị căn biệt thự hơn 6 tỉ đồng, trong đó chị đã nộp được 1,3 tỉ đồng (bao gồm 300 triệu tiền cọc phải nộp khi tham gia đấu giá). Tuy nhiên, do không thể thu xếp được đủ tài chính để nộp tiếp theo hợp đồng, chị buộc phải xin rút lại tiền.
Theo nhiều NĐT tham gia đấu giá, họ đã nộp đơn xin rút tiền từ 5 - 6 tháng nay, nhưng lần nào đến hỏi, cán bộ huyện cũng nói là lý do chưa giải quyết được yêu cầu của các NĐT do chưa có cơ chế trả lại tiền cho các trường hợp này. "Việc làm này là trái với quy chế đấu giá mà huyện đã đưa ra lúc ban đầu" - một khách hàng bức xúc nói.
Trao đổi với ông Nguyễn Huy Việt – Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm về vấn đề này, ông Việt thừa nhận có tình trạng này. Theo ông Việt, nguyên nhân là do vừa qua thị trường BĐS giảm sút nên nhiều NĐT không có tiền để nộp. Ví dụ, một lô đất đấu giá trị giá 6-7 tỉ đồng nhưng nhiều người mới chỉ nộp được hơn 1 tỉ đồng. Vì vậy, theo quy chế huyện sẽ phải thu số tiền cọc là 300 triệu đồng và hoàn trả lại cho người mua số tiền đã đóng.
"Tuy nhiên, vấn đề trả lại tiền phải chờ huyện báo cáo lại với thành phố để thành phố kiểm duyệt, bởi vì huyện thu được đồng nào từ tiền đất đấu giá đã nộp hết cho thành phố" - ông Việt nói.
Được biết, năm 2011 Hà Nội mới có 8 quận, huyện tổ chức đấu giá 3ha đất, thu được 522 tỉ đồng, đạt 20% kế hoạch. Trong khi đó, UBND TP.Hà Nội đưa ra kế hoạch đấu giá 30 dự án trên địa bàn thành phố, với diện tích 17ha, ước thu 2.450 tỉ đồng. Nguyên nhân chính việc không hoàn thành kế hoạch là do có tình trạng nhiều hộ đã trúng đấu giá song chậm nộp tiền.
Ngoài ra, do thị trường biến động nên giá đất giảm mạnh vì vậy nhiều người đấu giá không có khả năng tài chính nộp tiếp, một số hộ chấp nhận trả lại đất đã đấu giá.