MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đây không phải là thảm cảnh sau một trận động đất, đây là thực tế tại một bệnh viện thâm thần (Ảnh VNE)

Mời Bộ trưởng Y tế một lần đến bệnh viện tâm thần chứng kiến thảm trạng

Anh Đào LDO | 14/12/2020 18:03

Sàn nhà sụt lún, gạch men vỡ vụn, vách tường bong tróc... cảnh báo được dán khắp nơi..., thảm trạng tại Bệnh viện Tâm thần cơ sở Lê Minh Xuân mà nếu có thể nói ra được mong muốn, bệnh nhân, và cả y bác sĩ nơi đây chắc sẽ mong được Bộ trưởng Y tế một lần xuống thị sát.

“TPHCM có dư địa, đủ năng lượng bứt phá trở thành trung tâm đứng đầu khu vực về chăm sóc sức khoẻ”- khẳng định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thành Long trong buổi làm việc đầu tiên trên cương vị tư lệnh ngành y tế với TPHCM.

Đúng, dư địa một thị trường nhu cầu y tế lên tới 5,2 tỉ USD.

Đúng, năng lượng ở 4 dự án mà TP này đang triển khai, trong đó có đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế; đề án phát triển y tế cộng đồng; y tế thông minh; phát triển công nghiệp dược.

Nhưng bức tranh xán lạn ấy không phải là không có những điểm tối, không có những mặt sau mà nhìn muốn xỉu luôn.

Chúng ta đang nói tới thực trạng ở Bệnh viện Tâm thần cơ sở Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TPHCM).

Nó bong tróc, nó lún sụt, nó xuống cấp, nó nguy hiểm, và nó thảm hại đến mức tưởng như vừa trải qua một trận động đất nhỏ.

Tình trạng ấy đã kéo dài suốt nhiều năm qua, bất chấp những nỗ lực tìm mọi giải pháp tháo gỡ của Sở Y tế.

Báo chí dẫn lời bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM giải thích tình trạng bệnh viện này xuống cấp nghiêm trọng trong thời gian dài nhưng không được sửa chữa là vì “các sở, ban, ngành liên quan vẫn loay hoay tìm phương án”.

Cụ thể, Bệnh viện Tâm thần cơ sở Lê Minh Xuân do Công ty Hà Đô xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa quyết toán xong.

Đây là nguyên nhân khiến việc sửa chữa, trong các chương trình, dự án để bệnh viện được sửa chữa (riêng giai đoạn 2018 - 2020 là khoảng 36 tỉ) mà Sở Y tế đệ trình không được các sở Tài chính và Xây dựng chấp nhận.

"Không duyệt, bởi Công ty Hà Đô đã bị phá sản sau khi xây dựng xong bệnh viện, và giấy tờ liên quan không còn nên không quyết toán được" - bà Mai nói.

Cơ quan chức năng phải làm theo luật. Điều đó đúng. Nhưng còn đúng hơn là sức khoẻ, tính mạng, sự an toàn của bệnh nhân phải được đặt lên hàng đầu.

Từng có “bão mạng” trước hình ảnh nữ y tá cúi người tiêm cho bệnh nhân đang nằm dưới... gầm giường Bệnh viện Ung bướu.

Từng có sự sửng sốt xót xa từ tư lệnh ngành Y tế trước cảnh các bệnh nhi “bò từ gầm giường ra chào Bộ trưởng”, khi bệnh viện đến đêm cũng không còn chỗ trống, người nhà bệnh nhân muốn có nơi để ngủ thì hoặc vỉa hè, ghế đá, cửa nhà WC...

Bệnh viện mà bệnh nhân hoặc phải chui từ gầm giường ra chào bộ trưởng hoặc phải dán cảnh báo "nguy hiểm” thì không thể nói là nơi an toàn để mà chữa, mà dưỡng bệnh được.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn