MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến phục hồi du lịch Ảnh: LĐ

Ngành du lịch sẽ bị giá xăng dầu "cầm chân"

Lê Thanh Phong LDO | 23/02/2022 16:16
Từ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 đến nay, ngành du lịch có nhiều tín hiệu vui, nhất là du lịch nội địa hồi sinh rất rõ. Khách du lịch chen chân ở nhiều thắng cảnh khắp cả nước những ngày Tết, hứa hẹn sự bùng nổ trong các dịp nghỉ lễ sắp tới.

Chưa kể, các quyết sách rất phù hợp liên quan tới mở cửa đón khách quốc tế vừa đưa ra, cho thấy một năm đầy triển vọng của ngành du lịch.

Cho nên, ngành du lịch đặt ra mục tiêu năm 2022 đón 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa đạt khoảng 60 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 400 ngàn tỉ đồng.

Đó là thông tin tại cuộc họp báo công bố sự kiện Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức sáng 23.2.

Năm 2019, trước khi bùng nổ đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỉ đồng. Đáng kể, Việt Nam thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm này.

Đặt ra mục tiêu 60 triệu lượt khách du lịch nội địa cho năm 2022 là còn thấp hơn năm 2019 tới 25 triệu lượt, nhưng đạt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Trước mắt, Việt Nam đang bị tác động tiêu cực lên thị trường bởi giá xăng dầu tăng cao.

Ngành du lịch tưởng như không liên quan trực tiếp đến giá xăng dầu tăng, nhưng tính toán kỹ lưỡng sẽ thấy ngành du lịch đang gặp mối nguy theo kiểu "thập diện mai phục".

Xăng dầu tăng, giá vé vận tải sẽ tăng, từ hàng không đến đường bộ. Người đi du lịch bằng phương tiện cá nhân, gia đình cũng tính toán lại vì tổng chi phí cho xăng dầu quá cao.

Giá xăng dầu tăng, đánh bắt hải sản chi phí cao, giá con tôm con cá cũng tăng theo. Như vậy, chi phí ăn uống trong cơ cấu giá tour du lịch cũng sẽ tăng. 

Các dịch vụ vận chuyển du khách ở các địa phương, điểm đến cũng tăng giá, cộng dồn vào thì tổng chi phí cho tour du lịch tăng. Giá tour tăng, tiêu xài tốn kém hơn, đương nhiên sẽ giảm lượng khách tham gia.

Trong lúc các công ty du lịch đang kích hoạt du lịch bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thì cú tăng giá xăng dầu cao tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Rất may, ngày 22.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện, trong đó có nội dung yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28.2.

Hy vọng sẽ có quyết định điều chỉnh giảm thuế phù hợp, để nền kinh tế không bị "kiệt sức" khi mới vừa bắt đầu phục hồi.

Giảm thu thuế trên xăng dầu, nhưng người dân làm ăn khấm khá, nhà nước thu thuế tốt, thì còn lợi ích hơn nhiều.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn