MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cơ quan chức năng phải dùng đến xe cẩu để thuyết phục một nữ F1. Ảnh: Chụp màn hình clip.

Phải dùng xe cẩu cưỡng chế cách ly chỉ là cá biệt của cá biệt

đào tuấn LDO | 28/05/2021 08:34
Nếu các F1 cách ly tại nhà được giám sát chặt chẽ, sẽ hạn chế được sự quá tải trong khu cách ly tập trung với nguy cơ lây nhiễm chéo, với “60 người dùng chung một nhà vệ sinh”.

“60 người dùng chung một nhà vệ sinh”, “khu cách ly mà lại không đảm bảo giãn cách” với mật độ có khi lên tới 30 người/phòng…

Đó là những thực tế đã xảy ra ở Hải Dương khi đợt dịch thứ 3 bùng phát. Và ngoặc kép, là lời các quan chức Bộ Y tế trong các cuộc kiểm tra khu cách ly tập trung.

Và giờ đây, nguy cơ quá tải các khu cách ly được đặt ra, bức bách hơn bao giờ hết khi đợt dịch thứ 4 bùng phát ngay các khu công nghiệp, nơi làm việc của hàng trăm nghìn công nhân.

Và khi sợ bị đưa đi cách ly là một tâm lý có thật mà vừa xong, cơ quan chức năng Bắc Giang đã phải dùng xe cẩu chuyên dụng để áp giải một nữ F1 đi cách ly.

Chưa kể rằng, việc đưa cách ly đối với trẻ em gây rất nhiều cái khó cho các khu cách ly tập trung.

Bản chất, mục đích của cách ly là để cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Trong cả 3 đợt dịch bệnh, biện pháp cách ly chặt chẽ cho thấy nó thực sự hiệu quả.

Nhưng đợt dịch thứ 4 lần này, số lượng F1 phải cách ly tập trung lớn chưa từng thấy đang đặt ra sự bức thiết về việc được cách ly tại nhà.

Chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng từng yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang “mạnh dạn thí điểm quy mô nhỏ, đúc rút để xem xét mở rộng” việc cách ly F1 tại nhà.

GS Nguyễn Đắc Phu cũng cho rằng, mỗi phân xưởng, mỗi nhà máy khi xuất hiện ca F0 sẽ có rất nhiều F1. Và nếu cứng nhắc cách ly tập chung sẽ không có đủ cơ sở vật chất khi mà có thể có tới hàng trăm nghìn F1.

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Việt Nam này cũng cho rằng, nếu để xảy ra quá tải trong khu cách ly tập trung sẽ rất khó khăn trong việc phục vụ ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí “nếu khu cách ly tập trung không đảm bảo rất dễ bị lây nhiễm chéo”.

Nói như GS Phu, cần sớm tổ chức cách ly tại nhà trên cơ sở phân loại các nhóm nguy cơ của F1. Cách ly tại nhà, vừa giảm được gánh nặng ngân sách, vừa giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo, quá tải trong khu cách ly, vừa tạo điều kiện cho các F1 có tâm lý thoải mái, có thể làm việc tại nhà...

Chúng ta có thể làm việc đó, vì có hệ thống giám sát nhân dân luôn được chứng minh là cực kỳ hiệu quả. Và những trường hợp thiếu ý thức, phải dùng xe cẩu cưỡng chế đưa đi cách ly là rất cá biệt, rất hãn hữu. Chẳng lẽ chúng ta nghi ngại khi đặt niềm tin vào hiểu biết và sự tự giác của người dân!

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, phân bổ cho công nhân nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn