MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Quy định 15 m2 diện tích chỗ ở, không quản được sẽ là máy móc

Lê Thanh Phong LDO | 21/03/2023 09:33
Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến đóng góp, thu hút sự quan tâm của dư luận. 

Diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15 m2 (12 quận); đối với khu vực ngoại thành là 8 m2 (18 huyện, thị xã). Diện tích nhà ở tối thiểu là diện tích được tính theo mét vuông sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ. Đây là quy định được tranh luận nhiều vì có nhiều yếu tố chưa phù hợp với thực tế.

Không phải ai cũng có tiền mua nhà, cho nên tính luôn các nhóm đối tượng thuê nhà, mượn nhà và ở nhờ nhà là thực tế, nhân văn.

Quy định chỗ ở tối thiểu khi đăng ký thường trú với mục đích đảm bảo điều kiện sống cho người dân, đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý về cư trú và tình hình, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, năng lực của bộ máy chính quyền liệu có quản lý được những biến động trên thực tế. Nếu không quản được, các quy định về số mét vuông chỗ ở trở thành máy móc, thậm chí vô nghĩa.

Một người có nhu cầu đăng ký thường trú nhưng không có nhà ở, để đối phó với quy định này, sẽ có nhiều cách. Mua nhà thì không cần phải bàn, vì diện tích ghi trên giấy tờ rõ ràng. Nhưng sau khi mua rồi, đăng ký thường trú rồi, vì lý do nào đó họ có thể bán lại, vậy thì quản thế nào?

Đối với trường hợp thuê nhà cũng vậy. Họ có thể thực hiện hợp đồng thuê nhà, nhưng sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú, họ không thuê nhà đó nữa, vậy quản thế nào?

Đối với trường hợp mượn, họ có thể thỏa thuận với bạn bè, người thân cho mượn chỗ ở trên danh nghĩa để đăng ký thường trú. Quản những trường hợp này thế nào?

Tương tự là ở nhờ, cũng bạn bè người thân hỗ trợ để đạt mục đích đăng ký thường trú, còn thực tế họ có chỗ ở khác, không đúng quy định về số mét vuông mà chính quyền đưa ra.

Còn nhóm đối tượng ở nhờ quả là vô cùng. Người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nếu muốn hỗ trợ nhau để hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú, thì chuyện “biến hóa” để đảm bảo đủ số mét vuông chỗ ở quy định không có gì khó. Khó chính là việc quản lý của chính quyền. 

Đưa ra một quy định thì dễ, nhưng vận hành có hiệu quả khi áp dụng vào thực tế hay không lại là chuyện khác. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn