MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc bán hàng của 53.208 cá nhân trên các sàn thương mại điện tử sẽ vào tầm ngắm của cơ quan thuế. Ảnh: NA

"Soi thuế" của 53.208 cá nhân, 14.800 tổ chức bán hàng trên Shopee, Lazada

Anh Đào LDO | 11/02/2023 14:56

Báo chí đã dùng hai chữ rất hay là “tầm ngắm”, để chỉ việc 53.208 cá nhân và 14.800 tổ chức bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử “được” ngành thuế nắm bắt thông tin. Để có cơ sở thu thuế. Tất nhiên.

Dữ liệu từ Cổng thông tin Thương mại điện tử cho biết: Đến quý 4/2022, có 14.875 tổ chức trong nước đăng ký bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Số cá nhân trong nước đăng ký bán hàng là 53.208. (Số tổ chức và cá nhân nước ngoài đăng ký lần lượt là 8 và 4).

Số lượt giao dịch được thống kê là hơn 14,5 triệu lượt với giá trị giao dịch khoảng 4.500 tỉ đồng.

Có 45 nhà cung cấp nước ngoài đã đăng ký, khai thuế và nộp thuế, đặc biệt trong những ngày đầu năm, những tổ chức này đã kê khai, nộp thuế đạt 1.800 tỉ đồng.

14,5 triệu lượt giao dịch, giá trị 4.500 tỉ đồng- con số rất lớn.

Nhưng theo Tổng cục Thuế, so với đánh giá sơ bộ của họ thì con số này vẫn chưa hề tương xứng với thực tế.

Câu chuyện dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên việc cung cấp thông tin, theo quy định tại Nghị định 91/2002 hướng dẫn chi tiết Luật Quản lý thuế được thực hiện.

Cũng theo Nghị định 91, đã có quy định Shopee, Tiki, Lazada... tức là các sàn TMĐT nói chung không phải nộp thuế thay cho người bán.

Và để bù “lỗ hổng” thu thuế này, nghị định yêu cầu các sàn TMĐT phải cung cấp cho cơ quan thuế thông tin, doanh thu bán hàng của các cá nhân bán hàng.

Thật ra, theo dõi, để có những biện pháp quản lý, chống thất thu thuế là việc cần làm, đáng lẽ phải làm từ lâu. Khi mà sàn TMĐT đang phát triển rất mạnh, với hàng trăm ngàn cá nhân kinh doanh trên sàn và mua sắm online đã trở thành một xu hướng, một hành vi. Chính kết quả kiểm tra thực tế của Tổng cục Thuế cũng cho biết năm 2020, Shopee có đến 210.000 cá nhân kinh doanh. Tiki có hơn 8.800 và Voso có hơn 3.200.

Trên cơ sở nắm bắt thông tin hôm nay, có thể, sẽ có rà soát để đưa không ít các cá nhân, tổ chức vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp để điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.

Điều đó ít nhất sẽ tạo ra sự công bằng với người bán hàng truyền thống đang phải chịu đủ mọi thủ tục từ thuế má, môi trường, vệ sinh, chứng chỉ, giấy phép… gánh đủ loại chi phí mặt bằng, nhân công… chịu không thiếu đồng thuế nào.

Tất nhiên, đặt vấn đề thu, và đặc biệt là truy thu hay không với các cá nhân bán hàng trên sàn TMĐT cũng cần phải tính toán, bởi nhìn doanh thu thì to chứ lợi nhuận của các cá nhân này lại không lớn khi bán hàng online không đơn thuần chỉ là chuyện “nói to thu lắm”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn